Khái niệm
Trong lịch sử nghiên cứu về cạnh tranh, có rất nhiều quan điểm thuộc nhiều trường phái khác nhau đã thực hiện nghiên cứu về chủ đề này, tiêu biểu là các đại diện như Adam Smith, JohnStuart Mill; Darwin; Mỗi trường phái định nghĩa về cạnh tranh là khác nhau tùy thuộc vào hướng nghiên cứu và giai đoạn lịch sử. Vì vậy, cho đến nay khái niệm chuẩn về cạnh tranh vẫn chưa được thống nhất. Tuy nhiên, ở nội dung nghiên cứu này, tác giả tập trung đến khái niệm cạnh tranh kinh tế.
Trong lý quan điểm về cạnh tranh của Marx (1969), mấu chốt nghiên cứu cạnh tranh giữa doanh nghiệp và khách hàng từ ba góc độ khác nhau, đó là cạnh tranh giá thành thông qua đảy mạnh năng suất lao động nhằm thu lại ợi nhuận siêu ngạch của các nhà tư bản; cạnh tranh chất lượng thông qua việc nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm; và cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của các nhà tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư. Vì thế, quan điểm về cạnh tranh, Ông cho rằng “Cạnh tranh chính là sự tranh giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa giữa các nhà tư bản nhằm để thu lại lợi nhuận siêu ngạch”.
Hay cạnh tranh còn được khái niệm là “Sự đối đầu giữa các nhà doanh nghiệp nhằm giành lấy cùng một loại tài nguyên hay chiếm lĩnh thị phần về mình” (Lê và cộng sự, 2010).
Do vậy, cạnh tranh được xem như một quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua với nhau, tìm mọi biến pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu. Kết quả sẽ loại bỏ những chủ thể kinh tế làm ăn kém hiệu quả, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Từ các quan điểm cạnh tranh trên, tác giả kế thừa có chọn lọc và đưa ra khái niệm về cạnh tranh ngân hàng: Cạnh tranh ngân hàng là sự tranh giành nhưng không thôn tính và tiêu diệt nhằm chiếm lĩnh thị phần để tồn tại và phát triển thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, tạo được uy tín và danh tiếng của ngân hàng trên thị trường.
Đặc điểm cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
Khác với doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại (NHTM) có đặc thù là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ có liên quan đến tiền tệ, do đó cạnh tranh của NHTM còn có một số điểm riêng biệt cụ thể như sau:
Cạnh tranh của NHTM đa phần do thương hiệu, uy tín của ngân hàng mà khác hàng tín nhiệm. Phần lớn các sản phẩm của ngân hàng không có nhiều sự khác biệt về đặc tính sản phẩm để tăng sự hấp dẫn khách hàng. Vì vậy, để chiếm lĩnh thị phần cho vay và thị phần huy động, các NHTM phải xuất phát từ việc nâng cao chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ, nhiều tiện ích dành cho khách hàng. Ngân hàng tạo được uy tín từ lòng tin của khách hàng sẽ là điều kiện để tồn tại và phát triển về lâu dài.
Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM vừa cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần vừa hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Sự tương hỗ giữa các đối thủ NHTM thể hiện thông qua việc ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, cầu nối gắn kết các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế, thông qua việc mở tài khoản giao dịch, thu hộ chi hộ lẫn nhau để phục vụ những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, cung cấp thông tin để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Cạnh tranh giữa các NHTM không làm suy yếu, thôn tính hay loại trừ, bất ổn mà ngược lại mang tính lành mạnh, có mối quan hệ gắn kết lẫn nhau. Bởi vì, khi một ngân hàng bị suy yếu sẽ dẫn đến sự sụp đỗ của hệ thống tài chính (HTTC). Chính vì thế, các NHTM ngày càng chuyên môn hóa trong nghiệp vụ, thúc đẩy năng lực quản lý để phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu, nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường tài chín
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các NHTM diễn ra rất sôi động. Bên cạnh, xu thế toàn cầu hóa đã hình thành nên các ràng buộc mang tính quốc tế, chi phối đến hoạt động kinh doanh ngân hàng rất lớn
Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện điều tiết và quản lý trực tiếp, giám sát rất chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của NHTM. Do đó, trong kinh doanh, các NHTM buộc phải tuân thủ các quy định của ngân hàng Trung ương (NHTW) để đảm bảo tính an toàn, tránh nguy cơ đỗ vỡ mà vẫn hoạt động hiệu quả.
Quan điểm về cạnh tranh
Quan điểm cạnh tranh cổ điển
Cạnh tranh cổ điển cho rằng, để tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội thì trong quan hệ cung cầu phải có cạnh tranh kinh tế: “Tự do cạnh tranh xảy ra, các cá nhân sẽ lấn át nhau, điều đó làm cho công việc của mỗi cá nhân sẽ được thực hiện một cách chuẩn xác”. Quan điểm này đề cao tính tự do cạnh tranh. Chính sự tự do cạnh tranh mà hành vi cạnh tranh của cá nhân lại được thực hiện một cách hợp lý và ngày càng thúc đẩy xã hội phát triển, gia tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, tự do cạnh tranh có thể giúp điều tiết các quan hệ cung-cầu, sản lượng của thị trường thông qua giá cả, phân công lao động xã hội một cách hợp lý, từ đó không cần đến bàn tay hữu hình của nhà nước mà vẫn tạo ra được công bằng cho xã hội. Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà kinh tế học Adam Smith và Ricardo.
Đồng quan điểm với Adam Smith và Ricardo, John Stuart Mill cũng thừa nhận rằng, để thúc đẩy xã hội phát triển thì phải có cạnh tranh. Mặc dù, Ông đề cao chủ nghĩa cá nhân nhưng ông cho rằng phải có can thiệp của nhà nước để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh của cá nhân gây ra hậu quả xấu cho xã hội.
Marx đưa ra quan điểm cạnh tranh ở mức cao hơn, cạnh tranh để tạo ra lợi nhuận siêu ngạch bằng cách thực hiện cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng và thực hiện cạnh tranh nguồn lực giữa các ngành. Ông khẳng định rằng, thông qua cạnh tranh, giá trị hàng hóa sẽ chuyển hóa thành giá trị thị trường, giá cả sản xuất.
Quan điểm cạnh tranh tân cổ điển
Cạnh tranh ở trạng thái tĩnh được trương phái cổ điển quan tâm, tiếp cận trên phương diện giá trị lao động. Trường phái tân cổ điển nghiên cứu cạnh tranh ở trạng thái động dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả, tức là tối đa hóa giá trị đầu ra so với giá trị đầu vào khan hiếm. Đại diện cho trường phái này là các nhà kinh tế học nổi tiếng như: William Stanley Jevons, Carl Menger, A.Marshall và Leon Walras.
Quan điểm của trường phái này cho rằng, không phải chi phí sản xuất mà phúc lợi của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng nhất để xác định giá trị của sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời lý thuyết này chỉ ra, cạnh tranh dẫn đến sự phân bổ nguồn lực hiệu quả cho một nền kinh tế và trạng thái cân bằng thị trường là do chính lực lượng cung cầu rạo ra.
Trường phái này ủng hộ sự tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng nền kinh tế thị trường sẽ tự điều tiết thông qua cung cầu và mang lại hiệu quả.
Quan điểm cạnh tranh hiện đại
Đại diện quan điểm cạnh tranh hiện đại là Trường phái kinh tế học Áo, ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XIX, tiêu biểu J.Schumpeter, F.Hayek, C.Meuge, L.V.Mises. Trường phái này tạo nên nền tảng lý thuyết mới với tên gọi là cạnh tranh năng động.
Quan điểm cạnh tranh hiện đại cho rằng, cạnh tranh trên thị trường là một quá trình năng động trong việc tìm kiếm lợi nhuận, điều này sẽ phá vỡ trạng thái tĩnh của thị trường và thị trường sẽ không bao giờ đạt trạng thái cân bằng ngoại trừ thị trường không có cạnh tranh.
Điểm cốt lõi của cạnh tranh động chính là sự khác biệt hoá, ý tưởng mới lạ và khả năng sáng tạo của doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường có cạnh tranh. Độc quyền luôn được trường phái kinh tế học Áo ủng hộ trên phương diện khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Nhìn chung, cạnh tranh được hiểu là hành vi tranh giành các nguồn lực dựa trên lợi thế của các chủ thể có được nhằm đạt được lợi ích cao nhất thông qua những nỗ lực, những phương thức sản hoạt động kinh doanh tốt hơn so với đối thủ. Vì vậy, cạnh tranh là động lực thúc đẩy cải tiến liên tục đổi mới sản phẩm dịch vụ, sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp, nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm mới.