Jankowicz, AD and Hisrich, RD (1987), với mô hình nghiên cứu 5C đã chỉ ra cơ sở để ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp là17: Vốn của doanh nghiệp (Capital), Tài sản thế chấp/TSĐB (Collateral), Năng lực trả nợ (Capacity), Uy tín của chủ doanh nghiệp (Character) và Các điều kiện khác (Conditions). Trong nghiên cứu này, các tác giả chưa phân định thành các nhân tố vi mô và vĩ mô nhưng có thế thấy, các nhân tố thuộc về doanh nghiệp (vi mô) là: (1) Vốn, được xác định là vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu đủ lớn để bảo đảm khoản vay; (2) Năng lực của trả nợ, được xem xét dựa trên dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp; (3) Tài sản bảo đảm, được khẳng định là yếu tố quan trọng mang lại sự tin tưởng cho ngân hàng; (4) Uy tín của chủ doanh nghiệp, được xem xét dưới góc độ có sự hợp tác với ngân hàng và sự rõ ràng trong mục đích vay; (5) Các điều kiện khác, các tác giả đề cập đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (vĩ mô) như tình hình kinh tế vĩ mô, xu hướng ngành, những thay đổi của pháp luật,…
Các nhà nghiên cứu sau này khi nghiên cứu về tín dụng, khả năng TCVTD cũng như các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các doanh nghiệp đã kế thừa và phát triển những kết quả của Jankowicz, AD and Hisrich, RD (1987).
Raque Gonzaslez và cộng sự (2007), nghiên cứu các yếu tố tác động đến tiếp cận vốn của các doanh nghiệp ở Tây Ban Nha. Về cơ bản, Raque Gonzaslez và cộng sự thống nhất với Jankowicz, AD and Hisrich, RD (1987) về các nhân tố ảnh hưởng những đã phân rõ ra thành các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. Nghiên cứu đã dùng kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng với
- doanh nghiệp từ 1992 đến 2002. Điểm rõ hơn của nghiên cứu này là đã chỉ ra các khoản vay ngoài ngân hàng chiếm 65% các khoản vay của doanh nghiệp và không nhạy cảm với các đặc điểm của doanh nghiệp so với các khoản vay từ ngân hàng. Nhưng cả hai nguồn vốn vay này đều chịu ảnh hưởng của mối quan hệ với người cho vay và TSBĐ.
Nghiên cứu của Rand (2007), đã xem xét các doanh nghiệp có khả năng TCVTD, đánh giá những nhân tố quyết định khả năng cấp vốn tín dụng và lãi suất của các khoản vay gần nhất của doanh nghiệp Việt Nam18, chứng minh rằng: (1) Các doanh nghiệp lớn hơn nhận được tín dụng rẻ hơn; (2) Thị trường tín dụng không chính thức là quan trọng với doanh nghiệp đang phát triển, cho thấy các doanh nghiệp có thể không chờ đợi các thủ tục của các TCTD nếu họ muốn nắm bắt cơ hội; (3) các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn gặp phải những hạn chế tín dụng lớn hơn; (4) Các doanh nghiệp phi hộ gia đình bị hạn chế tín dụng lớn hơn; (5) Mối quan hệ người vay – người cho vay làm giảm lãi suất, cho thấy cho vay theo “mối quan hệ” mang lại thông tin quan trọng về chất lượng người đi vay trong thị trường tín dụng Việt Nam; (6) Các khoản cho vay không thế chấp phải đối mặt với lãi suất cao do ảnh hưởng đáng kể của “cho vay chính sách” trên thị trường tín dụng Việt Nam.
Rand (2007) thống nhất với Raque Gonzaslez và cộng sự (2007) về đặc điểm của doanh nghiệp tác động đến khả năng tiếp cận vốn trung và dài hạn; Quan hệ của chủ nợ và con nợ; TSBĐ tác động đến tiếp cận vốn của các doanh nghiệp và bổ sung thêm nhân tố “Chính sách tín dụng” của nhà nước cũng như của TCTD.
Trong nghiên cứu này Rand đã chỉ rõ hơn: Thứ nhất, quy mô doanh nghiệp có tác động đến khả năng TCVTD, quy mô càng lớn càng làm gia tăng khả năng TCVTD của doanh nghiệp. Thứ hai, các chính sách tín dụng và luật chơi mà cụ thể là các thủ tục, các quy định về thế chấp làm giảm khả năng TCVTD của các doanh nghiệp. Thứ ba, quan hệ của doanh nghiệp mang lại cho họ cơ hội TCVTD với chi phí thấp cho thấy, các quan hệ xã hội là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, mối quan hệ xã hội một mặt gắn kết người chủ nợ và con nợ, mặt khác, cung cấp thông tin cần thiết và tin cậy.
Granbol (2008), Kyaw (2008) thống nhất với các nghiên cứu trước tác động của các nhân tố vĩ mô, đặc biệt là về vai trò điều tiết của nhà nước cùng hệ thống luật chơi mà các bên tham gia phải tuân thủ.
Nghiên cứu của Kyaw (2008), “Financing SMEs in Myanmar” đã chỉ ra các trở ngại mà các DNNVV tại Myanmar đối diện trong tiếp cận vốn. Tác giả chỉ ra các yếu tố bên ngoài DNNVV tác động đến việc tiếp cận vốn bao gồm: chính sách của chính phủ và các rào cản do chính Ngân hàng Trung ương Myanmar quy định. Tác giả cũng chỉ ra rằng, số lượng các NHTM ở Myanmar cũng tác động đến sự tiếp cận vốn của DNNVV tại quốc gia này.
18 “Credit Constraints and Determinants of the Cost of Capital in VietNamese Manufacturing – Các ràng buộc tín dụng và các yếu tố quyết định chi phí vốn trong lĩnh vụ sản xuất ở Việt nam”.
Nghiên cứu khẳng định tác động của các nhân tố vĩ mô, trong đó nhấn mạnh về vai trò của nhà nước trong điều tiết chính sách tài chính, tín dụng. NHTW với hệ thống luật chơi đó là các quy tắc, quy định mà người vay và người cho vay phải tuân thủ. Các doanh nghiệp sẽ yên tâm đầu tư khi ngân hàng lãi suất, tín dụng ưu đãi nhằm động viên các doanh nghiệp đầu tư.
Granbold (2008) với, đã chỉ ra các nhân tố: chính sách trần lãi suất; khuyến khích cho vay DNNVV của chính phủ; Hệ thống pháp luật hỗ trợ; Quy trình cho vay của các trung gian tài chính ảnh hưởng đến các rào cản TCTC của DNNVV.
Nguyễn Thị Cành (2008), tác giả điều tra trực tiếp các DNNVV trên 230 doanh nghiệp tại Bình Dương, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh và 200 DNNVV sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với DLTC của Tổng cục Thống kê, kết hợp với phân tích tuần suất, tác giả đã phân tích khả năng tiếp cận nguồn tài chính của DNNVV, tín dụng ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ. Tác giả cho rằng, quy mô vốn quá nhỏ là hạn chế lớn nhất của DNNVV, do vậy, khả năng tiếp cận nguồn tài chính bị hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng TCVTD của doanh nghiệp là do giá trị tài TSBĐ của các doanh nghiệp này thấp, thông tin BCTC của các DNNVV hạn chế cũng là rào cản không nhỏ khiến doanh nghiệp khó được ngân hàng phê duyệt cho vay vốn. Nguyên nhân tiếp theo được giải thích dựa vào “Lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội”, là hạn chế trong hệ mối “quan nghiệp vụ” và “quan hệ xã hội” của chủ DN với ngân hàng. Cùng quan điểm với Jankowicz, A.D. and Hisrich, R.D. (1987), Rand (2007), Raque Gonzaslez và cộng sự (2007), tác giả cho rằng TSBĐ và mối quan hệ của doanh nghiệp là những yếu tố tác động mạnh đến tiếp cận nguồn tài chính của DNNVV.
Nghiên cứu của Kung’u, Gabriel Kamau (2011), đã chỉ ra ngoài nguyên nhân về phía doanh nghiệp tác động đến tiếp cận vốn đối với các DNNVV tại Kenya mà còn do đối tượng cho vay, đó là tình trạng thiếu nguồn vốn cho vay, thiếu thanh khoản của các TCTD.
Nghiên cứu trả lời ba câu hỏi là:
- Các đặc điểm của doanh nghiệp có tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVV?
Tác giả điều tra 115 DNVVN tại thành phố Westland, Kenya cho thấy, quy mô, tuổi của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc TCVTD. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thời gian hoạt động dưới 3 năm thường gặp nhiều rào cản trong TCVTD hơn các doanh nghiệp khác. Quy mô và tuổi của công ty được phát hiện có ảnh hưởng đến nguồn vốn. Doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp còn rất trẻ (dưới 3 năm) được cho là có trở ngại lớn trong việc TCVTD, đặc biệt là do thiếu TSBĐ và thiếu thông tin. Các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng gặp khó khăn tương tự khi thông tin không đầy đủ.
- Các đặc điểm tài chính của doanh nghiệp có tác động đến TCVTD của các DNNVV không?
Nghiên cứu này kết luận rằng các DNNVV gặp khó khăn trong việc TCVTD do đặc điểm tài chính của họ. Chúng bao gồm thiếu hệ thống sổ sách phù hợp, thiếu tính hữu hình của tài sản và thiếu các thước đo tiêu chuẩn về hoạt động.
- Đặc điểm doanh nhân có ảnh hưởng gì đến TCVTD của các DNNVV?
Trong khu vực DNNVV, rất khó để tách chủ sở hữu người quản lý khỏi chính doanh nghiệp. Do vậy, doanh nhân đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Các đặc điểm của doanh nhân được điều tra là học vấn, kinh nghiệm trước đây và khả năng tạo lập các mối liên kết. Các kỹ năng kinh doanh mà doanh nhân có được tác động đến khả năng TCVTD.
Kung’u, Gabriel Kamau (2011) thống nhất với Kyaw (2008) về số lượng NHTM/đối tượng cho vay và năng lực của của NHTM tác động đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV.
Võ Trí Thành và cộng sự (2011), đánh giá khả năng tiếp cận tài chính của các DNVVN tại Việt Nam. Nghiên cứu đề cập đến các lỗ hổng tài chính và các yếu tố hạn chế sự tiếp cận tài chính của các DNNVV Việt Nam hoạt động trong ngành Dệt may, sản xuất linh kiện ô tô, và các ngành công nghiệp điện và điện tử. Bài báo chỉ ra rằng tình trạng thiếu vốn là một rào cản lớn cho sự phát triển DNNVV tại Việt Nam. Những rào cản DNNVV là thiếu TSBĐ, là một doanh nghiệp trẻ, chủ sở hữu chính không đủ kinh nghiệm điều hành hoặc sở hữu doanh nghiệp, quy mô siêu nhỏ và không tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất. Những doanh nghiệp có TSBĐ hoặc hồ sơ tín dụng tốt và chiến lược kinh doanh hợp lý thì được các TCTD tín nhiệm.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát bảng câu hỏi với 200 DNNVV ở các tỉnh và các thành phố của Việt Nam, và các TCTD nơi đặt trụ sở chính chủ yếu nằm ở Hà Nội. Danh sách 200 DN đại diện cho ba khu vực địa lý cụ thể của Việt Nam – nơi có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực dệt may, phụ tùng ô tô và linh, điện và thiết bị điện tử. Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương và Đà Nẵng là các tỉnh, thành phố được lựa chọn để nghiên cứu. Các doanh nghiệp được lựa chọn là DNTN, công ty nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để phân tích khả năng tiếp cận tài chính từ phía cung cấp, các tác giả đã bảng khảo sát 8 NHTM và hai công ty cho thuê tài chính. Các tác giả đã dùng phần mềm như STATA và SPSS để phân tích dữ liệu. Dữ liệu định tính được xem xét cùng với dữ liệu định lượng. Ngoài phân tích định tính và mô tả, các tác giã đã sử dụng phân tích định lượng. Dữ liệu thu thập được từ cuộc điều tra được hồi quy logistic để phân tích định lượng. Hơn nữa, khi các giá trị cho biến bị tác động các biến là nhị phân, các tác giả dùng hồi quy logistic nhị phân để phân tích sâu hơn.
Nghiên cứu thống nhất với Rand (2007), Nguyễn Thị Cành (2008), Raque Gonzaslez và cộng sự (2007), là TSBĐlà một rào cản trong TCTC của các DNNVV. Các tác giả cũng thống nhất với Jankowicz, A.D. and Hisrich, R.D. (1987), Raque Gonzaslez và cộng sự (2007), Nguyễn Thị Cành (2008),là việc DNNVV tham gia mạng lưới sản xuất thì khả năng tiếp cận tài chính của các DNNVV sẽ dễ dàng hơn. Các tác giả cũng đưa ra các rào cản khác như tuổi, quy mô doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt động tốt, có lợi nhuận trong hai năm liền cao, có tuổi hoạt động lâu hơn, doanh nghiệp lớn hơn và năm trong chuỗi sản xuất sẽ dễ tiếp cận tài chính hơn từ các tổ TCTD. Tác giả đã đề cập đến những yếu tố thuộc về doanh nghiệp tác động đến khả năng tiếp cận tài chính của các DNNVV.
Nghiên cứu với phạm vi các DNNVV trong lĩnh vực ngành dệt may, phụ tùng ô tô và điện tử do vậy chưa có tính phổ quát cho các DNNVV trong nền kinh tế. Nghiên cứu chỉ tập trung vào ba nhân tố tác động đến tiếp cận tài chính của các DNNVV (Năng lực của chủ doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp và TSBĐ) là các nhân tố thuộc về doanh nghiệp, chưa đề cập đến các nhân tố từ nền kinh tế và từ phía các TCTD.
Harvie et al. (2013), đã dùng mô hình xác suất tuyến tính để phân tích bộ số liệu SMEs của các nước “Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam”. Nghiên cứu chỉ ra khả năng TCVTD chịu ảnh hưởng của đặc tính doanh nghiệp như quy mô, tuổi của doanh nghiệp, ngành kinh doanh, mức phát triển của mỗi nước, chu kỳ kinh doanh và loại hình doanh nghiệp. Các đặc điểm: khả năng điều hành, tài chính, quản lý nhiều hơn một doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ cũng tác động đến TCVTD của doanh nghiệp. Khác với những nghiên cứu trước, Harvie et al nghiên cứu với phạm vi rộng hơn (nhiều quốc gia) nên có tính khái quát cao hơn.
Haron et al (2013), chỉ ra rằng, khả năng các DNNVV được phê duyệt khoản vay phụ thuộc vào kiến thức của ban lãnh đạo về kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp và TSBĐ.
Nghiên cứu bị hạn chế bởi: Cỡ mẫu nhỏ và giới hạn ở phần phía Bắc của Malaysia có thể dẫn đến kết quả không thể khái quát cho cộng đồng lớn hơn. Nếu cỡ mẫu lớn hơn có thể sẽ làm cho kết quả tổng quát hơn. Nghiên cứu sẽ cho kết quả tốt hơn nếu có thể xem xét nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu điển hình với phỏng vấn với các cán bộ tín dụng hoặc các DNNVV để sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu.
Nguyễn Hồng Hà và đồng sự (2013), đã hồi qui theo mô hình Binary logistic để phân tích các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVV qua dữ liệu của 120 doanh nghiệp và 10 NHTM ở tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy, trong các nhân tố tác động khả năng TCVTD của các DNNVV là: uy tín doanh nghiệp, TSBĐ, tính minh bạch BCTC, trình độ quản lý, khả năng DAĐT/PAKD, chính sách tín dụng, lãi suất. Trong đó, uy tín doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng TCVTD tại Trà Vinh.
Nghiên cứu này cho thấy các DNNVV tại Trà Vinh có nguồn vốn hoạt động rất hạn chế, trình độ quản lý chưa cao, do đó khó TCVTD ngân hàng do không đủ điều kiện vay. Các doanh nghiệp có vốn nhỏ, tài sản bảo đảm thấp, khả năng lập dự án yếu, thông tin không minh bạch,… là những vấn đề dẫn đến việc TCVTD của ngân hàng khó khăn. Ngoài những lý do xuất phát từ chính các DNNVV thì cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng như lãi vay, thủ tục, thời hạn vay và quy trình cho vay cũng làm tăng thêm khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận vốn.
Nghiên cứu đã kế thừa các nhân tố từ kết quả nghiên cứu trước với bối cảnh tỉnh Trà Vinh. Do vậy, kết quả của nghiên cứu dừng lại ở kiểm định lại tác động của các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVV với bối cảnh mới.
Khalid và Kalsom (2014), xem xét các biến nội tại của doanh nghiệp tác động đến tiếp cận tài chính từ ngân hàng của các DNNVV tại Libya, với mẫu với 332 DNNVV có số lao động nhỏ hơn 50. Tác giả dùng hồi quy Logistic và cho thấy, TSBĐ, quy mô doanh nghiệp, năng lực của chủ doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh, khả năng luân chuyển vốn, quan hệ với ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến tiếp cận vay chính thức của doanh nghiệp. Các đặc điểm của chủ không tác động trực tiếp nhưng nó định hướng chiến lược vay vốn của doanh nghiệp.
Về cơ bản tác giả có sự tương đồng với các nghiên cứu trước về: TSBĐ, mối quan hệ của doanh nghiệp, những đặc điểm của doanh nghiệp và các tác giả phân tích rõ hơn về đặc điểm của chủ doanh nghiệp.
Đặng Thị Huyền Hương (2016), đã phân tích hiện trạng nguồn vốn vay và các yếu tố ảnh hưởng đến TCVTD của DNNVV tại Hà Nội từ 2010 đến 2015. Tác giả cho rằng, các yếu tố thuộc về DNNVV có ảnh hưởng đến việc TCVTD ngân hàng của DNNVV. Nghiên cứu cũng chỉ ra, DNNVV Hà Nội có xác suất TCVTD ngân hàng cao hơn DNNVV cả nước. Tác giả kết hợp NCĐT và NCĐL để phân tích tác động của các nhân tố đến TCVTD của các DNNVV tại Hà Nội. Kết quả cho thấy các nhân tố thuộc về bên trong doanh nghiệp mới chính là các rào cản trong TCVTD. Đồng thời có sự khác nhau trong khả năng TCVTD giữa DNNVV ở Hà Nội và cả nước, “giữa doanh nghiệp có quy mô vừa và doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ”.
Cũng như Nguyễn Hồng Hà và đồng sự (2013), tác giả đã kế thừa các nhân tố từ kết quả nghiên cứu trước với bối cảnh Hà Nội với việc kiểm định lại tác động của các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVV.Tác giả đã chỉ ra yếu tố tác động đến TCVTD là các chính sách hỗ trợ DN nhưng tác giả chưa có được sự nhận định đánh giá cụ thể về chính sách mà mới chỉ nêu nội dung chính sách nên cần làm rõ vấn đề này. Chưa làm rõ các loại hình DNNVV: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, thì điều kiện TCVTD có khác nhau không? Mặc dù đã có những nhận định chung nhưng chưa làm rõ được các hạn chế, nguyên nhân trong TCVTD của DNNVV.
Nghiên cứu của Nguyen và Wolfe (2016) “Determinants of Successful Access to Bank Loans by Vietnames SMEs: New Evidence from the red River Delta” đã phân tích về các nhân tố tác động đến sự TCVTD của các DNNVV khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các DNNVV chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp, và vấn đề tài trợ cho các DNNVV được xác định là “ưu tiên”của Việt Nam. Cho dù chính phủ Việt Nam đã ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc TCVTD của các DNNVV, nhưng các doanh nghiệp vẫn bị ràng buộc bởi những yếu kém về tài chính. Các tác giả dùng OLS và Logit để đánh giá kết quả khảo sát 20 ngân hàng và 180 DNNVV được thực hiện vào năm 2012. Kết quả cho thấy, TSBĐ và quan hệ với bên cho vay có tác động tích cực đến khả năng TCVTD thành công. Ngoài ra, mối quan hệ với bên cho vay hoặc tìm kiếm sự bảo lãnh từ bên thứ ba có thể giúp các DNNVV giảm thiểu các điều khoản và điều kiện nghiêm ngặt để phê duyệt tín dụng. Bên cạnh đó, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động có ảnh hưởng đến các rào cản tài chính. Về phía các TCTD, với quy mô và sở hữu khác nhau, có những nhận thức khác nhau về những bất ổn pháp lý và các qui định cho vay đối với DNNVV.
Nghiên cứu này đã cung cấp sự hiểu biết thêm về mối liên hệ giữa các nhóm DN hoặc ngân hàng khác nhau và môi trường pháp lý, TSBĐ và cho vay quan hệ được xem là những yếu tố quyết định để TCVTD thành công.
Nghiên cứu của Quartey (2017), dùng hồi quy Probit phân tích bộ dữ liệu điều tra của WB về doanh nghiệp của các nước châu Phi (các năm 2000, 2005, 2010 và 2014). Nghiên cứu chỉ ra khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp chịu tác động bởi quy mô của doanh nghiệp, luật các TCTD, thông tin tín dụng của doanh nghiệp, khả năng xuất khẩu và trải nghiệm của chủ doanh nghiệp.
Nghiên cứu này thống nhất với các nghiên cứu trước về quy mô doanh nghiệp, hệ thống luật chơi tác động đến tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Nguyễn Hữu Tài và đồng sự (2018), nghiên cứu các thành phần thông tin ra quyết định cấp tín dụng của các NHTM tiểu vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) đối với khách hàng DNNVV. Tác giả phối hợp NCĐT và NCĐL dựa vào hai công nghệ cho vay cơ bản tài trợ cho DNNVV là cho vay dựa trên các thông tin cứng và các thông tin mềm. Kết quả cho thấy: Các NHTM khi cho vay đã sử dụng đồng thời thông tin cứng và thông tin mềm. Có 7 nhóm nhân tố tác động đến NHTM khi phê duyệt khoản vay gồm: Thông tin tài chính; Sự liêm chính; Quản trị DN; Lịch sử tín dụng; Tham gia chuỗi SXKD; Mối quan hệ; TSBĐ. Dựa vào những khảo cứu, tác giả cho rằng thông tin cứng là “quan trọng hơn” thông tin mềm, thông tin mềm chỉ đóng vai trò bổ sung khi xét duyệt các khoản vay của DNNV.
Về cơ bản, các tác giả kế thừa các nhân tố từ các nghiên cứu trước để đưa vào kiểm định trong bối cảnh tiểu vùng Tây Bắc. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài và đồng sự (2018) với phạm vi rộng hơn các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà và đồng sự (2013), Đặng Thị Huyền Hương (2016), Trần Quốc Hoàn (2018), Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2019), do vậy, có tính khái quát cao hơn các nghiên cứu này.
Trần Quốc Hoàn (2018), chỉ ra: 55,52% trong số 387 DNNVV được khảo sát tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Sử dụng mô hình EFA tác giả chỉ ra rằng chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ của doanh nghiệp có tác động ngược chiều nhưng lại là hai nhân tố có tác động mạnh hơn các nhân tố còn lại; chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, TSBĐ, quan hệ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, và chính sách tín dụng của NHTM là các nhân tố đồng biến với mức độ TCTD ngân hàng của DNNVV.
Nghiên cứu có những hạn chế:
- Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các DNNVV đang hoạt động và có nhu cầu vay vốn NHTM, do vậy có thể đã bỏ qua những DNNVV chưa thể hoạt động do thiếu vốn và đang muốn vay vốn
- Quá trình khảo sát mới ở phía các DNNVV, chưa thực hiện khảo sát phía NHTM và các cơ quan quản lý nhà nước.
- Nguyên nhân dẫn đến việc DNNVV không sử dụng vốn tín dụng ngân hàng mà lựa chọn sử dụng vốn chủ sở hữu hay vay bạn bè, người thân và các nguồn tín dụng không chính thức khác chưa được làm rõ.
Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2019), đã khảo sát 300 DNNVV thuộc tỉnh Thái Nguyên, phân tích bằng SPSS 22.0, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy đa biến để đánh giá mức độ TCTD,và đã chỉ ra các nhân tố tác động, mức độ tác động đến sự TCVTD ngân hàng từ phía doanh nghiệp là TSBĐ, BCTC, phương án SXKD.
Kết quả định lượng của 03 yếu tố trên là: Phương án SXKD của doanh nghiệp đóng góp 27,5%, TSĐB đóng góp 19,5%, BCTC đóng góp 14,8%, Năng lực của DNNVV có đóng góp 12,1%, Mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng đóng góp 11,9%, Trình độ của chủ doanh nghiệp đóng góp 7,6%, Quy mô của DNNVV đóng góp 6,7% đến TCVTD ngân hàng của DNNVV.
Tác giả cũng chỉ rõ các nguyên nhân tác động đến TCVTD ngân hàng của DNNVV tỉnh Thái Nguyên, gồm: Năng lực kinh doanh của DNNVV còn hạn chế, hệ thống kế toán chưa chuyên nghiệp, khả năng xây dựng phương án SXKD kém. Sự năng động và linh hoạt của một số chủ doanh nghiệp còn yếu nên hiểu biết về cơ chế, nắm bắt các chính sách mới cũng như các gói tín dụng ưu đãi còn chậm.
Tóm lại, các nghiên cứu đã cho thấy, ngoài yếu tố bên trong doanh nghiệp thì môi trường vĩ mô, hệ thống tài chính, hệ thống pháp lý, các TCTD có ảnh hưởng lớn đến TCVTD của các DNNVV. Các nghiên cứu được khảo cứu đã khẳng định những nhân tố sau:
- Vốn của doanh nghiệp
Jankowicz, AD and Hisrich, RD (1987), khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp thì chỉ tiêu về vốn luôn rất được ngân hàng quan tâm. Các doanh nghiệp lớn hơn nhận được tín dụng rẻ hơn (Rand, 2007; Quartey, 2017). Quy mô vốn quá nhỏ là hạn chế lớn nhất của DNNVV, do vậy, khả năng tiếp cận nguồn tài chính bị hạn chế (Nguyễn Thị Cành, 2008). Quy mô doanh nghiệp, giới tính và vị trí trụ sở của doanh nghiệp làm thay đổi sự lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp (Yaldiz, 2010). Quy mô, tuổi của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc TCVTD. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thời gian hoạt động dưới 3 năm thường gặp nhiều rào cản trong TCVTD hơn các doanh nghiệp khác (Kung’u và cộng sự, 2011). Một trong những rào cản DNNVV trong tiếp cận tài chính là quy mô siêu nhỏ và không tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất (Võ Trí Thành và các cộng sự, 2011). Khả năng TCVTD chịu ảnh hưởng của đặc tính doanh nghiệp như quy mô, tuổi của doanh nghiệp, ngành kinh doanh, mức phát triển của mỗi nước, chu kỳ kinh doanh và loại hình doanh nghiệp (Harvie et al., 2013). Các doanh nghiệp có vốn nhỏ là một trong những vấn đề dẫn đến việc TCVTD của ngân hàng khó khăn (Nguyễn Hồng Hà và cộng sự, 2013). Có sự khác nhau trong khả năng TCVTD giữa “doanh nghiệp có quy mô vừa và doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ” (Đặng Thị Huyền Hương, 2016).
- Tài sản bảo đảm
TSBĐ là tiêu chí quan trọng đối với ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp vì nó mang lại sự tin tưởng cho TCTD, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán khoản vay, TCTD có thể thu được phần nào đó, thậm chí là tất cả nợ với TSBĐ (Jankowicz, AD and Hisrich, RD, 1987). Các khoản vay của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của mối quan hệ với người cho vay và TSBĐ (Raque Gonzaslez và cộng sự, 2007). Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng TCVTD của doanh nghiệp là do giá trị tài TSBĐ của các doanh nghiệp này thấp (Nguyễn Thị Cành, 2008). Một trong những rào cản DNNVV trong tiếp cận tài chính là thiếu TSBĐ (Võ Trí Thành và các cộng sự, 2011). Khả năng các DNNVV được phê duyệt khoản vay phụ thuộc vào kiến thức của ban lãnh đạo về kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp và TSBĐ (Haron et al, 2013). TSBĐ là một trong những nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVV. Các doanh nghiệp có vốn nhỏ, TSBĐ thấp,… là những vấn đề dẫn đến việc TCVTD của ngân hàng khó khăn (Nguyễn Hồng Hà và đồng sự, 2013; Khalid và Kalsom, 2014; Nguyen và Wolfe, 2016; Nguyễn Hữu Tài và đồng sự, 2018; Trần Quốc Hoàn, 2018).
- Khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Jankowicz, AD and Hisrich, RD, 1987, cho rằng: TCTD sẽ đánh giá kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp dựa trên cơ sở xem xét về dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai để dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của doanh nghiệp. Kế thừa và phát triển quan điểm này, các nhà nghiên cứu đã phân tích khả năng trả nợ ảnh hưởng đến việc TCVTD của doanh nghiệp như sau: Những doanh nghiệp có lợi nhuận tốt trong hai năm liền sẽ dễ TCVTD hơn (Nguyễn Thị Cành, 2008). Doanh nghiệp có hồ sơ TD tốt và chiến lược kinh doanh hợp lý thì càng tốt được các TCTD tín nhiệm (Võ Trí Thành và cộng sự, 2011). Các DNNVV gặp khó khăn trong việc TCVTD do thiếu hệ thống sổ sách phù hợp, thiếu tính hữu hình của tài sản và thiếu các thước đo tiêu chuẩn về hoạt động (Kung’u và cộng sự, 2011). Đặc điểm tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ, năng lực tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng các DNNVV được TCTD phê duyệt khoản vay (Harvie et al., 2013; Haron et al, 2013). Kế hoạch kinh doanh, khả năng luân chuyển vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến tiếp cận vốn vay chính thức của doanh nghiệp (Khalid và Kalsom, 2014).
- Uy tín của chủ doanh nghiệp
Theo Jankowicz& Hisrich, uy tín là những ấn tượng doanh nghiệp để lại cho TCTD, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng vốn mà doanh nghiệp được phê duyệt vay. Các vấn đề liên quan đến uy tín của doanh nghiệp như: có sự hợp tác với TCTD, rõ ràng trong mục đích vay, lịch sử vay nợ của doanh nghiệp. Lịch sử vay nợ những tiêu chí dùng để thẩm định khi cho vay. Thông thường, điểm tín dụng của doanh nghiệp càng cao thì khoản vay sẽ có khả năng cao được phê duyệt. Doanh nghiệp có nợ xấu thì khả năng không được phê duyệt khoản vay sẽ cao. Các TCTD cũng luôn dựa vào điểm tín dụng và xem nó như một công cụ để xác định lãi suất, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Một doanh nghiệp đã thực hiện tốt các hợp đồng tín dụng sẽ được phê duyệt nhanh hơn so với doanh nghiệp đã từng có nợ xấu. Các đặc điểm của doanh nhân được điều tra là học vấn, kinh nghiệm trước đây và khả năng tạo lập các mối liên kết. Các kỹ năng kinh doanh mà doanh nhân có được tác động đến khả năng TCVTD (Kung’u và cộng sự, 2011). Khả năng các DNNVV được phê duyệt khoản vay phụ thuộc vào kiến thức của ban lãnh đạo về kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp (Haron et al, 2013).
(5) Các nhân tố khác
Jankowicz, AD and Hisrich, RD (1987) cho rằng, TCTD luôn thận trọng và tính đến những rủi ro có thể xảy ra khi ra quyết định cấp tín dụng. Tổ chức tín dụng sẽ đánh giá các vấn đề liên quan như: Mục đích sử dụng là gì, hàng tồn kho, các yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như tình hình kinh tế vĩ mô, xu hướng của ngành, những thay đổi của các quy phạm pháp luật. Qua đó đánh giá sự phù hợp của khoản vay.
Các nhà nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của DNNVV đã phát triển tư tưởng này và đã chỉ ra rằng: Khả năng TCVTD của các DNNVV chịu tác động của các nhân tố như mối quan hệ của doanh nghiệp, minh bạch tài chính, lịch sử vay nợ của doanh nghiệp, chi phí vốn vay, chính sách tín dụng của TCTD, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ và chính quyền địa phương.
Các nghiên cứu đã cho thấy, ngoài yếu tố bên trong doanh nghiệp thì môi trường vĩ mô, hệ thống tài chính, hệ thống pháp lý, các TCTD có ảnh hưởng lớn đến TCVTD của các DNNVV. Các nghiên cứu được khảo cứu ở trên có những thống nhất với nhau: (1) TSBĐ là một rào cản trong TCVTD của các DNNVV; (2) Quan hệ của doanh nghiệp với TCTD, địa phương, các doanh nghiệp khác (tham gia mạng lưới sản xuất) thì khả năng TCTC của các DNNVV sẽ dễ dàng hơn; (3) Các rào cản như thời gian hoạt động, quy mô doanh nghiệp; (4) Sự điều tiết của Chính phủ với thể chế – hệ thống luật chơi là những nhân tố tác động đến TCVTD của các doanh nghiệp; (5) Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp: (6) Năng lực trả nợ của doanh nghiệp; (7) Minh bạch tài chính của doanh nghiệp; (8) Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp; (9) Các chi phí của doanh nghiệp để sử dụng vốn tín dụng.
Các nghiên cứu về khả năng TCVTD và các nhân tố tác động đến TCVTD của các DNNVV ở nền kinh tế mới nổi có những điểm tương đồng với Việt Nam và đây sẽ là cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện nghiên cứu của luận án. Và các nghiên cứu trên cũng cung cấp các thông tin đa chiều về tác động của các nhân tố đến khả năng TCVTD của doanh nghiệp nói chung. Với cách tiếp cận không giống nhau nhưng khả năng TCVTD của các DNNVV đều bị tác động bởi những nhân tố nhất định xoay quanh những động cơ phát sinh ý định vay vốn của các doanh nghiệp này. Tuy kết cấu của các mô hình khác nhau, nhưng hầu hết các nhân tố tác động tới khả năng TCVTD là khá tương đồng. Tác giả tổng hợp các yếu tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVV như sau:
Tổng hợp các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
TT | Nhân tố | Lý thuyết cơ sở | Các tác giả |
1 |
Vốn của doanh nghiệp | Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz và Weiss (1981) | Jankowicz, AD and Hisrich, RD. (1987);
Đặng Thị Thu Hằng (2017) |
2 |
Tài sản bảo đảm | Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz và Weiss(1981) | Jankowicz, AD and Hisrich, RD.(1987); Võ Trí Thành và cộng sự (2011); Hasnah Haron et al (2013); Đặng Thị Huyền Hương (2016); Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018); Trần Quốc Hoàn (2018);
Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2019). |
3 |
Phẩm chất của chủ doanh nghiệp | Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz và Weiss (1981) | Jankowicz, AD and Hisrich, RD. (1987); Nguyễn Quốc Nghi (2010); Kung’s, Gabriel Kamau (2011); Võ Trí Thành và
cộng sự (2011); Hasnah Haron et al (2013), |
4 |
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp | Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz và Weiss (1981) | Jankowicz, AD and Hisrich, RD. (1987); Kung’s, Gabriel Kamau (2011); Hasnah Haron et al (2013); Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013); Đặng Thị Huyền Hương (2016); Đặng Thị Thu Hằng (2017); Trần Quốc Hoàn (2018). |
5 |
Minh bạch về tài chính của doanh nghiệp | Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz và Weiss(1981) | Jankowicz, AD and Hisrich, RD. (1987); Nguyễn Thị Cành (2008); Kung’s, Gabriel Kamau (2011); Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013); Trần Quốc Hoàn (2018); Nguyễn Thu Thủy
và cộng sự (2019) |
TT | Nhân tố | Lý thuyết cơ sở | Các tác giả |
6 |
Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp | Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz và Weiss (1981) | Jankowicz, AD and Hisrich, RD. (1987); Khalid and Kalsom (2014);
Trần Quốc Hoàn (2018). |
7 |
Quan hệ của doanh nghiệp | Lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội của Granovetter (1973) | Jankowicz, AD and Hisrich, RD. (1987); Nguyễn Thị Cành (2008); Võ Trí Thành và cộng sự (2011); Kung’s, Gabriel Kamau (2011); Khalidand Kalsom (2014); Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2019). |
8 |
Chi phí vốn vay | – Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz và Weiss (1981).
– Lý thuyết kinh tế học thể chế Olson (1971), North & Thomas (1973), Hardin (1982), North (1991). |
Jankowicz, AD and Hisrich, RD. (1987); Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013); Trần Quốc Hoàn (2018). |
9 |
Chính sách
tín dụng của ngân hàng thương mại |
– Lý thuyết phân bổ TD của Stiglitz and Weiss (1981).
– Lý thuyết kinh tế học thể chế Olson (1971); Hardin (1982), North and Thomas (1973), North (1991). |
Jankowicz, AD and Hisrich, RD (1987); Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013); Trần Quốc Hoàn (2018). |
10 |
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính
phủ và địa phương |
Lý thuyết kinh tế có điều tiết của Keynes (1936). | Trần Quốc Hoàn (2018); Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2019). |
11 | Đặc điểm doanh nghiệp | Nguyễn Thị Cành (2008); Kung’u, Gabriel Kamau (2011); Harvie et at (2013); Đặng Thị Huyền Hương (2016); Trần Quốc Hoàn (2018); Nguyễn Thu
Thủy và cộng sự (2019). |
|
12 | Đặc điểm tài chính
của doanh nghiệp |
Kung’u, Gabriel Kamau (2011);
Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2019). |
|
13 | Bất ổn kinh tế vĩ mô | Lý thuyết KTH thể chế Olson (1971), Hardin (1982), North and Thomas (1973), North (1991). |
Nguyễn Văn Lê (2014) |
ột là, các nghiên cứu trước đã phân tích các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD ngân hàng của các DNNVV. Trong phạm vi khảo cứu của mình, tác giả chưa phát hiện ra có công trình nào nghiên cứu sâu trực tiếp vào các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVSN.
Hai là, đã có nhiều nghiên cứu về TCVTD ngân hàng của các DNNVV dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng tác giã cùng chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về TCVTD từ QTDND.
Ba là, trong nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Đặng Thi Huyền Hương (2016) đã chỉ ra rằng: “có sự khác biệt trong khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và các doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ” (tr.149).
Khi mục tiêu hướng tới của các NHTM là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa thì sẽ bỏ rơi phân khúc dành cho DNNVSN, các NHTM chưa thực sự quan tâm đối với DNNVSN do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc các NHTM sẽ không mặn mà trong việc cấp vốn tín dụng cho DNNVSN, khiến việc TCVTD từ QTDND của các DNNVSN càng trở lên cần thiết hơn.
Đa phần các DNNVSN hoạt động tại địa phương, vì vậy, giữa QTDND và các doanh nghiệp này có sự thấu hiểu về hoạt động của nhau, có mối quan hệ mật thiết để có thể trở thành đối tác tin cậy. QTDND có thể là “cứu cánh” cho các DNNVSN khi mà khả năng TCVTD ngân hàng của các doanh nghiệp này là rất khó khăn do những hạn chế của các DNNVSN.
Do khác biệt về mô hình hoạt động của QTDND và NHTM, những biến động của nền kinh tế vĩ mô, cũng như tác động của những chính sách của Chính phủ làm cho ảnh hưởng của các nhân tố ở các nghiên cứu trước đây có thể sẽ không còn phù hợp khi tiến hành nghiên cứu đối với các DNNVSN.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn về khả năng TCVTD từ QTDND của DNNVSN, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ” cho luận án của mình.
Để luận án có giá trị lý luận cũng như thực tiễn, tác giả dựa trên cơ sở phát huy những “nhân tố ảnh hưởng” phù hợp; Đồng thời tác giả mong muốn trong nghiên cứu sẽ có thêm nhân tố mới mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến. Nếu thực hiện thành công thì luận án sẽ đóng góp thêm cho nghiên cứu về TCVTD của DNNVSN.
Việc khảo cứu những nghiên cứu trước đã giúp tác giả có được cơ sở luận về các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVV. Đây sẽ là nền tảng giúp luận án phản ánh đầy đủ các nhân tố từ phía DN và từ các nhân tố quốc gia, các tổ chức tín dụng tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVSN.
Nói chung, các nghiên cứu trước sử dụng dữ liệu thứ cấp hoặc dữ liệu sơ cấp từ điều tra với những câu hỏi có sẵn, do đó có những bị hạn chế về thông tin. Với nghiên cứu này, tác giả NCĐL với phương pháp phỏng vấn sâu nhằm phân tích, đánh giả các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD, tìm hiểu những khó khăn của các DNNVSN khi TCVTD từ QTDND. NCĐL với dữ liệu điều tra DNNVSN của Tổng cục Thống kê sẽ cho những thông tin về các DNNVSN. Nghiên cứu này đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD từ QTDND của các DNNVSN. Từ đó gợi mở hàm ý quản lý, khuyến nghị để cải thiện khả năng TCVTD từ QTDND của các DNNVSN.
Mẫu đề tài 001