Mô hình chuỗi cung ứng xuất khẩu đặc sản vùng Tây Bắc

Với đặc trưng thổ nhưỡng là vùng đất núi đồi và xen lẫn là các thảo nguyên, triền sông suối và thung lũng, đặc trưng khí hậu pha trộn nhiệt đới gió mùa nhưng lại ở sâu trong lục địa dựa lưng vào dãy núi cao vùng Biên giới Tây Bắc của đất nước, thời tiết bất thường và thay đổi lớn giữa ngày và đêm – đây là vùng có thể nói là khắc nghiệt với cây trồng và vật nuôi, nhưng ngược lại, những cây trồng và vật nuôi nào đã thích nghi và tồn tại được thì lại đều có sức sống, có đặc tính vẫn có gia trị đặc biệt và phần lớn là những đặc sản theo tiếp cận kinh doanh. Từ một nền nông nghiệp mang nặng tính tự nhiên, tự cấp và tự túc, vùng Tây Bắc đã có những bước chuyển mình rất đáng kể sang 1 nền nông nghiệp có nhiều yếu tố của nền sản xuất hàng hóa, với nhiều nông phẩm đặc sản của vùng đã thực sự chuyển sang nền sản xuất hàng hóa có định hướng thị trường, với một số đặc sản đã vươn tới định hướng XK – tức là đã đạt đỉnh cao (mặc dù chưa phải là nhất) của nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Thực tiễn sản xuất định hướng xuất khẩu các đặc sản vùng Tây Bắc nước ta thời gian qua cho phép tổng hợp một số dạng thức mô hình SC XK đặc sản cơ bản sau (xem hình 2.1). Từ hình 2.1 có thể rút ra một số nhận xét sau:
– Với dạng thức thứ nhất, các hộ sản xuất – kinh doanh thuộc vùng căn cứ vào truyền thống canh tác và dưới sức hút của các nhà thương lái – nhập khẩu (chủ yếu là thương nhân Trung Quốc) tiến hành thu hoạch, có thể thu gom và bán cho các thương nhân này để tổ chức mặt hàng xuất khẩu qua biên giới bằng phương thức tiểu ngạch. Quan hệ SC ở dạng thức này là rất lỏng lẻo (thỏa thuận mồm và qua truyền khẩu) số lượng chủng loại, cấp chất lượng và thời gian giao hàng cũng không minh bạch về nội dung kinh tế và pháp lý nên có thể nói đây là dạng thức SC sơ khai, giản đơn và không bền vững cả trong lý luận và thực chứng.
– Dạng thức thứ 2 về hình thức giống dạng thức đầu nhưng lại xuất hiện nhân vật thứ 3 của SC – nhà thu gom kiêm XK. Là người bản địa, quen thuộc và có quan hệ dân sự với các hộ sản xuất, mặc dù về cơ bản chưa xác lập quan hệ hợp đồng nhưng tính liên kết đã cao hơn thông qua các thỏa thuận dân sự có thể có hoặc không có tiền ứng trước, tiền đặt cược. Các nhà thu gom này thường kiêm thực hiện dòng XK tiểu ngạch qua các kênh thương mại đường biên nên số lượng trên một thương vụ không lớn, không đều, không ổn định chất lượng và đặc biệt không có hình thức quan hệ pháp lý (hợp đồng) với khách hàng XK nên tỷ lệ rủi ro là rất lớn.
– Dạng thức SC thứ 3 là trong SC xuất hiện một nhân vật thứ 4 – nhà XK chuyên môn hóa tổ chức thị trường, phương thức XK và vận hành dòng XK. Dạng thức này hoàn chỉnh hơn một bước ở cấu hình hạ nguồn nên các dòng vật chất, thông tin, tài chính, thương mại đã hình thành khá đồng bộ và trôi chảy, quy mô XK lớn hơn, thời hạn thu hoạch và giao hàng nghiêm ngặt hơn, quản trị phân loại chất lượng, mẫu mã được đặt ra cao hơn với nhà thu gom cho XK, nếu có thể nói đây là SC thích hợp nhất với XK đặc sản dạng tươi sống.
– Dạng thức thứ 4 của SC XK đặc sản có sự xuất hiện 2 nhân vật mới: Nhà thu gom cho CB – XK và nhà CB và XK. Không phải toàn bộ đặc sản và toàn bộ 1 loại đặc sản được XK trực tiếp dạng tươi sống hoặc thô mà một phần đáng kể có xu hướng ngày càng tăng là XK qua CB và DNCN – XK trong trường hợp này đóng vai trò vừa là OBM – Người sản xuất thương hiệu nguyên gốc, vừa là DN tâm điểm (Focal Company – FC) của chuỗi các nhà CB&XK này thiết lập quan hệ hợp đồng với các nhà thu gom cho CB – XK để đảm bảo một đầu vào được chuyển hóa ổn định và đảm bảo thời hạn, chất lượng, chủng loại cho quá trình công nghệ sản xuất – tác nghiệp CB – XK khác với nhà thu gom cho XK, nhà thu gom cho CB – XK trong SC này thực hiện quan hệ và điều phối với các hộ sản xuất để tập trung thu mua, phân loại, bao bì bảo quản và các nông phẩm và giao hàng
Nhà cung cấp dịch vụ khuyến nông, HT&XTXK, logistics, vay vốn, KH-CN, SHTT
– Các thành viên SC xuất khẩu đặc sản
– Các tổ chức không phải thành viên nhưng có liên quan trực tiếp đến SC nội bộ
– Dòng cung ứng XK
– Dòng xuất khẩu
– Dòng cung cấp dịch vụ cho SC
– Khung khổ nội bộ SC xuất khẩu đặc sản
– Chuỗi cung ứng XK đặc sản mở rộng
– Dạng thức thứ 5 nằm ở tính chất và vai trò của nhà CB – XK được chuyên môn hóa chức năng sản xuất, tập trung hóa/quy mô sản xuất lớn hơn, mặt hàng sản xuất đa dạng và tham gia quanh năm và đòi hỏi vùng nguyên liệu đầu vào tương thích từ nông sản của các hộ sản xuất. Mô hình này các nhà CB – XK tiến hành mua trực tiếp từ các hộ sản xuất và hợp lý hóa vị trí quy hoạch các phân xưởng CB tại trung tâm vùng sản xuất, tiếng hành thu mua tại chân hàng, phân loại – sơ chế – bảo quản và logistics đầu vào cho các phân xưởng CB – XK.
– Dạng thức thứ 6 và cũng là dạng thức SC đầy đủ với 5 nhân vật có mặt – Nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, nhà thu gom, nhà CB – XK và nhà XK, đây cũng là SC có cấu hình được
phân công chuyên môn hóa cao nhất nên cũng đòi hỏi một trình độ tập trung hóa cao thích ứng để tận dụng lợi thế quy mô cũng như lợi thế không gian và đường cong kinh nghiệm.
Mô hình chuỗi cung ứng rau quả Hà Nội khép kín WinEco (tiền thân là VinEco)
Hiện chuỗi này cung ứng cho thị trường 1,2% sản lượng rau quả mỗi ngày tương ứng với khoảng 60 tấn, sản lượng này vẫn không ngừng gia tăng.
Đặc điểm các thành viên trong chuỗi cung ứng rau quả Hà Nội khép kín Nhà sản xuất là inEco, nhà phân phối là inMart/ inMart+ (tiền thân là VinMart/ VinMart+) đều thuộc tập đoàn MasanGroup (trước thuộc VinGroup). Với mô hình chuỗi này, người tiêu dùng kỳ vọng được thụ hưởng những sản phẩm an toàn, nhanh chóng với mức giá hợp lý.
Nhà sản xuất (WinEco)
Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp inEco – thành viên thuộc tập đoàn MasanGroup, được thành lập từ tháng 4/2015. inEco có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng được triển khai trên nhiều địa phương, tập trung trồng trọt, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để cung cấp rau quả sạch cho thị trường theo chuẩn VietGap, GlobalGap.
Hiện tại, hệ thống của inEco có 15 trang trại với tổng diện tích hơn 3.000 ha trên toàn quốc. Song song với hệ thống trang trại do inEco trực tiếp sản xuất, inEco còn tiến hành liên kết, hợp tác sâu và chặt chẽ với hàng ngàn hộ dân trên toàn quốc (trong đó có Hà Nội) nhằm đảm bảo cho inEco cung ứng đủ nhu cầu thị trường. Tất cả các hộ liên kết này phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy trình, giám sát, kiểm tra mà inEco yêu cầu. Các hộ đều phải trải qua quá trình đánh giá, sàng lọc rất khắt khe mới được ký các thoả thuận/ hợp đồng hợp tác.
Nhà sản xuất, nhà phân phối đều thuộc tập đoàn MasanGroup nên có mối liên kết, cộng tác rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, inEco hướng dẫn các hộ sản xuất, thu mua tiêu thụ sản phẩm với việc kiểm soát khép kín từ đồng ruộng đến siêu thị. Dù là rau của inEco trực tiếp sản xuất hay rau của hộ liên kết thì chất lượng và ATVSTP luôn được cam kết hàng đầu.
Đối với nhà sản xuất đủ điều kiện, inEco hỗ trợ tài chính tối đa 300 triệu đồng để giúp trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, vốn, giống… Các hộ nông dân, các doanh nghiệp cung ứng rau cho inEco được cho vay vốn với lãi suất 0%, đầu tư trang thiết bị để ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, đảm bảo minh bạch hóa thông tin về địa điểm sản xuất và cơ sở sản xuất, giúp người mua có thể dễ dàng tra cứu thông tin nông sản (hình 2.2).
Nhà phân phối (Hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng tiện ích WinMart+)
inMart, inMart+ là điểm cuối, khép kín chu trình từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển đến bán lẻ giúp tối ưu về giá và chất lượng rau quả. Hiện tại, đây là kênh bán lẻ trực tiếp duy nhất của inEco trên toàn quốc.
Cho đến nay, tại Hà Nội có gần 300 siêu thị, cửa hàng tiện ích inMart, inMart+
(trong tổng số hơn 3.000 siêu thị của cửa hàng inMart, inMart+ trên toàn quốc). Với hệ thống phân phối rộng khắp, tiện lợi, an toàn; inMart và inMart+ trở thành điểm đến quen thuộc và thân thiết của rất nhiều khách hàng tại các khu vực thành thị. Mỗi ngày hệ thống phân phối này tại Hà Nội cung cấp trên 30 tấn rau quả ra thị trường.
Khách hàng nội bộ thuộc tập đoàn Vingroup: Bao gồm hệ thống bệnh viện Vinmec, trường học Vinschool, tổ hợp nhà ở Vinhomes và hệ thống bếp ăn phục vụ bữa ăn trưa của nhân viên trong tập đoàn. Dù sản lượng tiêu thụ (mỗi ngày khoảng 3 tấn rau quả tại Hà Nội) là rất ít so với các nhóm khách hàng khác nhưng inEco vẫn coi đây là nhóm khách hàng cốt lõi đặc biệt quan trọng.
Khách hàng Horeca: Bao gồm các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học, bếp ăn tập thể… không thuộc tập đoàn Vingroup. Nhóm khách hàng này có yêu cầu cao về chất lượng và ATTP. Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng tiêu thụ rau quả rất tốt, khoảng 10 tấn rau quả mỗi ngày.
* Đặc điểm mặt hàng chè
Tại Việt Nam, cây chè là một trong những mặt hàng nông sản chủ yếu. Ở cây chè có một số đặc điểm như sau:
– Tính chất thời vụ: Chè là một loại cây trồng nông nghiệp nên cũng như những loại cây nông nghiệp khác, trồng chè mang tính chất mùa vụ, cây chè có thời gian sinh trưởng theo mùa, thường được thu hoạch vào mùa hè, không phải mùa nào cây chè cũng cho thu hoạch. Do vậy, những sản phẩm ngành hàng chè mang tính chất mùa vụ rõ ràng, dẫn đến chuỗi cung ứng mặt hàng chè đứt đoạn và không liên tục. Đây là điều dễ hiểu bởi khi bắt đầu vào vụ thu hoạch cây chè, lượng cung ứng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ chè như lá chè, búp chè thường cho sản lượng cao và chất lượng tốt. Ngược lại, đến cuối mùa vụ thu hoạch cây chè, nguyên liệu đầu vào thường không ổn định, thấp dần và chất lượng nguyên liệu không cao. Điều này làm chuỗi cung ứng mặt hàng chè không ổn định theo năm, khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi liên tục, chất lượng sản phẩm không đảm bảo duy trì. Chính vì vậy, việc phân phối những hàng hóa sản xuất ra từ chè và giá cả những hàng hóa này không ổn định.
– Tính chất khu vực, thời tiết và tập trung sản xuất: Chè không phải loại cây trồng khu vực nào cũng cho năng suất cao, sinh trưởng tốt và chất lượng hoàn hảo. Tại Việt Nam, chè tập trung nhiều tại vùng núi phía Bắc và Trung du, thường được trồng ở những vùng cao, những nông trường rộng lớn do nông dân tự trồng hoặc được giao khoán trồng bởi Tổng công ty Chè Việt Nam. Hơn nữa, do chè thuộc mặt hàng nông sản nên nông dân với mọi trình độ, kinh nghiệm, ý thức canh tác khác nhau là những nhân tố tham gia nhiều nhất vào chuỗi cung ứng mặt hàng chè, điều khác biệt hoàn toàn so với những chuỗi cung ứng phi nông sản khác. Điều này làm chuỗi cung ứng mặt hàng này trở nên khó xác định và phức tạp về chất lượng sản phẩm bởi với mỗi kinh nghiệm, ý thức sản xuất khác nhau cho nguyên liệu lá chè, búp chè có chất lượng khác nhau, dẫn đến những sản phẩm cuối cùng từ mặt hàng chè cũng có chất lượng không đồng nhất.
Không những vậy, chè chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, đất đai canh tác, nguồn nước và
khí hậu.Chính sư phụ thuộc của chè vào điều kiện tự nhiên và thời tiết khiến chè mang đậm tính khu vực như trên và giới hạn khu vực trồng chè cho một vùng nhất định để cung cấp nguyên liệu cho chế biến những sản phẩm từ cây chè. Những ảnh hưởng từ thời tiết còn mang đến nhiều hạn chế khác. Chuỗi cung ứng sẽ trở nên không ổn định theo thời gian, không đảm bảo chất lượng khi thời tiết thay đổi, điều kiện tự nhiên thay đổi làm chất lượng lá chè, búp chè giảm.
– Tính chất tươi xanh, khó bảo quản: Chè sau khi thu hoạch thường còn tươi xanh, vì thế rất khó đóng gói để vận chuyển tới những địa điểm xa. Do đó, để đảm bảo được chất lượng sản phẩm như yêu cầu, cần phải thông qua khâu chế biến sau khâu thu hoạch chè. Tuy nhiên, để chế biến được mặt hàng chè hiệu quả với năng suất cao thì cần có những công nghệ chế biến hiện đại và đầu tư lớn. Như vậy, giá sản phẩm chè đã qua chế biến tăng cao, làm giá trị gia tăng trong chuỗi cung ưng giảm đi, lợi ích của mỗi tác nhân trong chuỗi nhận được cũng giảm, nhất là với những nông dân tham gia nhiều nhất trong chuỗi cung ứng mặt hàng chè. Sự sụt giảm về lợi ích khiến những người nông dân có ít động lực tham gia vào chuỗi cung ứng mặt hàng chè có thể khiến chuỗi cung ứng mặt hàng chè hoạt không động hiệu quả.
– Yêu cầu về an toàn thực phẩm: Chè cũng như nhiều cây trồng nông sản khác luôn phải được chăm sóc bằng phân bón, thuốc trừ sâu để duy trì được năng suất cao. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng mặt hàng chè bởi chính phủ các nước thường yêu cầu những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ chất lượng những sản phẩm nhập khẩu được làm từ chè và ngăn cấm những sản phẩm chè có chứa mầm bệnh, những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, đặc biệt với những nước đang phát triển, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, vấn đề an toàn thực phẩm trở thành rào cản lớn đối với những mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng trong tiến trình gia nhập toàn cầu.
– Tính chất lâu dài, kỹ thuật chăm sóc cao: Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, vì vậy việc chọn giống chè tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng sẽ cho hiệu quả cao. Chất lượng của cây chè, lá chè, búp chè và tuổi thọ của cây chè ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho khâu chế biến sản xuất. Nếu chăm sóc tốt, giống phù hợp thì cây chè có được duy trì ổn định. Đây là điểm khác biệt của cây chè so với những mặt hàng nông sản khác, chè thuộc ngành hàng nông nghiệp chiến lược lâu dài. Đặc điểm của mặt hàng hàng chè yêu cầu nghiêm ngặt từ những bước đầu tiên trong chuỗi cung ứng như: chọn giống, chăm sóc, hệ thống thủy lợi phù hợp để đưa nước lên cao phù hợp với đặc điểm sống của cây chè thuận lợi cho tưới tiêu.
– Trải qua nhiều quá trình sản xuất khác nhau: Chè là một sản phẩm rất đặc thù trong sản xuất, khác hẳn với những mặt hàng công nghiệp khác vì để tạo ra được một sản phẩm chè cuối cùng cho tiêu thuh như chè xanh, chè đen, chè túi, chè ÔLong thì khâu sản xuất phải trải qua những quá trình có tính chất hoàn toàn khác nhau bao gồm: quá trình thu hoạch chè (thuộc lĩnh vực nông nghiệp), quá trình chế biến, bảo quản chè (thuộc lĩnh vực công nghiệp), quá trình phân phối, xuất khẩu (thuộc lĩnh vực thương mại và đầu tư).
Nếu không có sự tính toán kỹ càng, khâu cung cấp nguyên liệu sẽ chịu sức ép lớn từ khâu sản xuất và khâu thương mại do không duy trì ổn định lượng cung cấp nguyên liệu đầu vào đầy đủ và dẫn đến sự chênh lệch giữa năng lực sản xuất nông nghiệp và năng lực sản xuất công nghiệp, thương mại, điều này gây bất lợi cho quá trình tiêu thụ trong nước và nước ngoài. Do vậy để thực hiện chuỗi cung ứng mặt hàng chè thành công, cần thiết phải có những biện pháp như liên kết, liên doanh, hợp tác…để có thể gắn kết ba khâu thu hoạch (quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp), khâu sản xuất (quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp), khâu phân phối và tiêu thụ (quá trình thương mại) một cách có hiệu quả nhất.
* Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng chè điển hình Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng chè truyền thống
Sản xuất hàng nông sản nói chung, mặt hàng chè nói riêng thuộc lĩnh vực sản xuất nhạy cảm trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước do chè có những đặc điểm riêng biệt như mặt hàng thuộc nông sản, yêu cầu kỹ thuật canh tác cao, công nghệ chế biến hiện đại, ngành sản xuất chè thâm dụng lao động. Như đã phân tích ở trên, quá trình sản xuất ra chè thành phẩm buộc phải trải qua quá trình phức tạp bao gồm ba khâu chính: sản xuất chè nông sản (lĩnh vực nông nghiệp), chế biến chè thành phẩm (lĩnh vực công nghiệp) và xuất khẩu (lĩnh vực thương mại). Chuỗi cung ứng mặt hàng chè khác chuỗi cung ứng mặt hàng công nghiệp ở nhiều điểm như sản xuất tách thành hai khâu trồng trọt và chế biến, khâu trồng trọt có giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn chuỗi, sự phân bố chè phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, giá trị gia tăng tạo ra không đồng đều giữa các tác nhân trong chuỗi.
Vì vậy, với những khác biệt này, chuỗi cung ứng mặt hàng chè cần được phân tích dưới góc độ khác với chuỗi cung ứng mặt hàng công nghiệp. Có rất nhiều phương pháp để phân tích một chuỗi cung ứng như mô hình, số liệu, biểu đồ để nắm bắt bản chất của từng nhân tố trong chuỗi. Trong phân tích chuỗi cung ứng mặt hàng chè, lập sơ đồ là phương pháp giúp cho việc tiếp cận chuỗi cung ứng được thực hiện dễ dàng nhất, có cái nhìn bao quát và chi tiết nhất của từng khâu trong chuỗi, qua đó người nghiên cứu thấy được một cách hệ thống các góc độ khác nhau của toàn chuỗi. Bởi vì thông qua sơ đồ chuỗi cung ứng, người nghiên cứu có thể xác định các mạng lưới để nắm bắt kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trong chuỗi; nghiên cứu tính phụ thuộc lẫn nhau, mối tương quan giữa các tác nhân và thứ tự quy trình của chuỗi, đồng thời nghiên cứu về dòng chảy vật lý của hàng hóa…
Với chuỗi cung ứng truyền thống mặt hàng chè, thường bao gồm đầy đủ những nhân tố trong chuỗi như: những hộ nông dân, trang trại tổ chức trồng chè, nhà máy chế biến, thương lái, doanh nghiệp tiêu thụ, những nhà bán lẻ và khách hàng.
Những nhân tố trên liên kết trực tiếp với nhau giữa các khâu trong chuỗi để tạo thành chuỗi cung ứng mặt hàng chè. Những hộ nông dân thực hiện khâu sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp như trồng chè, thu hoạch chè, sau đó chuyển đến nhà máy chè thực hiện khâu chế  biến,  sản  xuất  nguyên  liệu  chè  thu hoạch được thành chè thành phẩm hoặc bán thành phẩm tùy mục đích sử dụng. Những sản phẩm chè này tiếp tục được những nhà buôn, nhà thương lái thu gom để xuất khẩu ra nước ngoài. Bước cuối cùng, chè thành phẩm được phân phối tới những nhà bán lẻ để chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải mô hình trên được áp dụng cho tất cả những quốc gia sản xuất chè, đó chỉ là mô hình tiêu chuẩn cho một chuỗi cung ứng mặt hàng chè. Với mỗi quốc gia khác nhau, những mối liên kết, những khâu trong chuỗi ứng ứng…sẽ thiết lập nên chuỗi cung ứng khác nhau tuy cùng một nhân tố như trong chuỗi cung ứng cơ bản.Đối với Việt Nam, cơ cấu mặt hàng chè Việt Nam đến năm 2020 có tỷ trọng 51% là chè đen, 32% là chè xanh, 17% là các loại chè khác trong tổng sản lượng 192 ngàn tấn chè chế biến của cả nước. Những năm gần đây, cơ cấu chè Việt Nam đang chuyển biến ngày càng đa dạng hơn so với trước. Nếu như trước đây chè đen và chè xanh là hai sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu và thị trường trong nước thì hiện nay Việt Nam đã có đầy đủ những sản phẩm chè thành phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng trên thế giới. Cùng với hai sản phẩm chè nổi trội trong cơ cấu sản phẩm chè trên toàn quốc thì hiện nay Việt Nam xây dựng hai chuỗi cung ứng sản phẩm chè chủ yếu, đó là chuỗi cung ứng mặt hàng chè đen (chủ yếu cho xuất khẩu) và chuỗi cung ứng mặt hàng chè xanh (chủ yếu phục vụ trong nước và cả xuất khẩu).
Trong chuỗi cung ứng mặt hàng chè đen, những thành phần tham gia chính gồm hộ trồng chè, những người thu gom (lớn, nhỏ), doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu chè. Đáng chú ý ở đây, trong khâu trồng trọt được phân chia thành hai nhân tố chủ chốt đảm nhận là hộ nông dân trồng chè tự do và hộ công nhân trồng chè. Hộ nông dân trồng chè tự do bao gồm những hộ dân thuộc khu vực trồng chè và được trồng chè ngay
tại vườn, tại ruộng nhà mình với quy mô từ 0,5 đến vài ha/hộ, ví dụ như những hộ nông dân tại Mộc Châu, Thái Nguyên, Lâm Đồng…Những hộ nông dân này phải tự đầu tư toàn bộ vốn để trồng chè như chọn giống, làm đất canh tác, chăm sóc cây chè và thu hoạch. Họ được tự do, chủ động thu hoạch và lựa chọn đối tác bán sản phẩm chè sau kỳ thu hoạch. Đây là loại hình sản xuất phổ biến với hầu hết những địa phương, tuy nhiên những hộ nông dân này thường có kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, chất lượng sản phẩm đầu ra không đồng đều gây khó khăn cho quá trình chế biến.
Ngược lại với hộ nông dân tự do, những nhóm hộ công nhân không được chủ động thu hoạch, không được tự do lựa chọn đối tác để bán sản phẩm bởi đất đai dùng để canh tác chè họ được khoán lại từ các doanh nghiệp. Do đó, sau khi thu hoạch, những hộ công nhân phải bán chè búp tươi cho doanh nghiệp theo định mức được doanh nghiệp quy định, tương ứng với diện tích vườn chè, tuổi chè và mức cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù vậy, nhìn chung những hộ công nhân này gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất và hậu sản xuất hơn những hộ nông dân tự do vì họ được cung cấp nguồn vốn để trồng trọt, cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu và đầu ra cũng ổn định hơn.
Nhóm thu gom gồm những nhà buôn quanh địa phương và các vùng lân cận chuyên thu gom búp chè tươi để bán cho các doanh ng hiệp chế biến chè xuất khẩu. Đây thường là những hộ có khả năng về tài chính, đồng thời có kinh nghiệm lâu năm trong khâu chọn búp chè tươi chất lượng, ổn định.
Những doanh nghiệp chế biến chè đen xuất khẩu chủ yếu là những công ty lớn, máy móc, công nghệ hiện đại, đầu tư khá về dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, có đủ năng lực để sản xuất ra những sản phẩm chè thành phẩm đạt chất lượng và có thể tiếp cận được với thị trường xuất khẩu cho mục tiêu xuất khẩu chè đen
Quan sát sơ đồ chuỗi cung ứng mặt hàng chè xanh nhìn chung đa dạng hơn chuỗi cung ứng mặt hàng chè đen. Các thành phần tham gia chuỗi chè xanh chủ yếu bao gồm những hộ trồng chè, hộ thu gom, hộ bán buôn, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và những người bán lẻ.
MÃ ĐỀ TÀI 014
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *