MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 11
1.1. Tổng quan về đầu tư công 11
1.1.1. Khái niệm đầu tư công 11
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư công 14
1.1.3. Phân loại đầu tư công 15
1.1.4. Các hình thức đầu tư công 16
1.1.5. Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế xã hội 19
1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về đầu tư công 21
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư công 21
1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công 22
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công 25
1.2.4. Nội dung của quản lý nhà nước về đầu tư công 30
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư công 37
1.3. Quản lý nhà nước về đầu tư công của một số địa phương và bài học
cho tỉnh Quảng Ninh 40
1.3.1. Thực tiễn tại một số địa phương 40
1.3.2. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công tại
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai 42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 44
2.1. Khái quát chung về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2016 – 2020 44
2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh 44
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh 45
2.1.3. Tình hình đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 50
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2016 – 2020 52
2.2.1. Ban hành và tổ chức thưc hiện các văn bản quy phạm pháp 52
2.2.2. Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình
đầu tư công 54
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư công 55
2.2.4. Tổ chức triển khai thưc hiện các dự án đầu tư công 58
2.2.5. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động đầu tư công 63
2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh 64
2.3.1. Kết quả 64
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 66
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 69
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh 69
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh 70
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý đầu tư công 70
3.2.2. Nâng cao hiệu quả xây dựng, thẩm định quy hoạch đầu tư công 71
3.2.3. Tăng cường quản lý trong thẩm định dự án đầu tư công 73
3.2.4. Quản lý chặt chẽ hoạt động triển khai dự án đầu tư công 74
3.2.5. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công76
3.2.6. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong đầu tư
công 77
Đề tài: “Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày tổng quan về đầu tư công và quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công. Đồng thời, luận văn đã giới thiệu một vài kinh nghiệm quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư công của một số địa phương.
Thứ hai, luận văn đã giới thiệu chung được về tình hình thu hút và triển khai hoạt động đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015 – nay. Cùng với đó, luận văn đã chỉ ra được 1 số cách thức, mô hình trong quản lý nhà nước hoạt động này của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, là các chính sách, dự báo và cách thức hoạt động đối phó với tình hình mới sau ảnh hưởng của đại dịch covid-19.
Thứ ba, luận văn đã chỉ ra được một số giải pháp trong vận hành và triển khai các biện pháp về quản lý nhà nước tại Quảng Ninh trong việc thu hút đầu tư công, đó là các đổi mới và thay đổi về chính sách, cách thức phối hợp giữa các cơ quan chức năng để thu hút hơn nữa về đầu tư công, phát triển hạ tầng nhằm đưa Quảng Ninh hoàn thành đúng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cùng với đó là các hoạt động thiết thực hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn, Doanh nghiệp và cải thiện chất lượng dịch vụ, phối hợp và hỗ trợ từ cơ quan quản lý cho các đối tác trong thực thi và triển khai hoạt động tại Quảng Ninh.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư công được xem là hoạt động không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đặc biệt, hoạt động này lại càng trở nên quan trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong thời gian qua, tại Việt Nam, đầu tư công đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và cung ứng các dịch vụ công; tạo môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Quản lý nhà nước về đầu tư công là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm chấp hành các quy định của Hiến pháp, Luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực đầu tư công. Tại Việt Nam, sự ra đời của Luật đầu tư 2020 Luật đầu tư công năm 2019, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lý hoàn thiện cho quản lý nhà nước về đầu tư công trong thời gian qua. Quản lý nhà nước về đầu tư có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công. Do đó, việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư công nói chung, của địa phương cấp tỉnh nói riêng là quan trọng trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công.
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội với GRDP xếp thứ 5 của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020). Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu và vốn đầu tư công của tỉnh là rất lớn. Thực tế cũng cho thấy Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến hoạt động đầu tư công khi quy mô vốn và số dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020 có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong quản
lý nhà nước của địa phương, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn vẫn còn thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, tăng cường công tác quảng lý nhà nước đối với đầu tư công của tỉnh, đảm bảo yêu cầu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải gắn với tái cơ cấu đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; chú trọng giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư là những vấn đề bức thiết đang đặt ra hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đầu tư công và quản lý nhà nước về đầu tư công là đề tài nghiên cứu nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
Tác giả Hồ Thi Hương Mai (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội” . Đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị là một trong các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư công, do đó, có thể nói đề tài nghiên cứu đã đề cập một cách trực diện đến một nội dung quan trọng trong hoat đông đầu tư công. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này là hoạt động quản lý nhà nước về vốn, tức là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể các nội dung thuộc sự quản lý nhà nước về đầu tư công. Vì vậy, giá trị tham khảo trực tiếp của công trình này đối với luận văn là rất ít, nhưng những phân tích và kiến giải có giá trị của nghiên cứu này sẽ được tham khảo để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý vốn trong công tác quản lý đầu tư công.
Tác giả Phan Thị Thu Hiên (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam”. Là một luận án chuyên ngành kinh tế, do đó, công trình này chủ yếu phân tích các khía cạnh của việc đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương của tỉnh Hà Nam (là một trong những nội dung cơ bản của đầu tư công ở địa phương) dưới góc độ kinh tế, chứ không phải dưới góc độ quản lý nhà nước. Tuy nhiên, khi phân tích các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương, tác giả luận án đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương. Những phân tích có giá trị của nghiên cứu sẽ được tác giả tham khảo một cách có chọn lọc trong luận văn.
Tác giả Phùng Văn Hiên (2014) đã thực hiện nghiên cứu “Quản lý nhà nước với dự án đầu tư từ quản lý dự án trong giáo dục đào tạo đại học và sau đại học ở Việt Nam”. Đầu tư cho giáo dục đào tại đại học và sau đại học là một lĩnh vực trong cơ cấu của đầu tư công, do đó, đề tài nghiên cứu đã đề cập đến một bộ phận trong quản lý nhà nước về đầu tư công dưới góc độ tiếp cận của một lĩnh vực hẹp là dự án đầu tư. Tuy nhiên, những phân tích của tác giả, đặc biệt hệ thống lý thuyết về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư từ quản lý dự án trong giáo dục đào tạo, cũng như thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án này là những tham khảo bổ ích cho tác giả trong hình thành cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt đông đầu tư công trong luận văn.
Tác giả Nguyễn Quốc Toản (2018) đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá về Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam”. Bài viết tập trung vào việc đánh giá sự hiệu quả của việc đầu tư công trong phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Việc quản lý hiệu quả nguồn vốn sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định về kinh rế, tạo ra những yếu tố và năng lưc sản xuất, dịch vụ to lớn của một số ngành quan trọng cũng như từ đó có thể đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước. Những phân tích cũng như kiến nghị của tác giả trong công trình nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để tác giả áp dụng vào luận văn của mình.
Tác giả Vương Đình Huệ (2014) đã thực hiện nghiên cứu “Thực hiện chủ trương cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”. Bài viết đề cập đến một số thành tựu cũng như hạn chế trong lĩnh vực đầu tư công của đất nước trong giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, bên cạnh đó đưa ra những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của thực trạng đầu tư công từ đó tác giả đề xuất các định hướng chủ trương và giải pháp đối với lĩnh vực cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Những nội dung trong bài nghiên cứu sẽ là tư liệu quý giá để tác giả đề xuất các giải pháp cải thiện quản lý đầu tư công tại Quảng Ninh.
Tác giả Đăng Kim Sơn (2010) đã thực hiện nghiên cứu “Tái cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam” được công bố tại Hội thảo về tái cơ cấu đầu tư do Ủy bản kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Huế tháng 12/2010. Đề tài có nghiên cứu về đầu tư công, song không tập trung vào quảng lý nhà nước và phạm vi nghiên cứu trong ngành nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế thực hiện tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là công trình có những phân tích tương đối sâu sắc, có nhiều giá trị tham khảo. Tuy nhiên do luận văn đã được thưc hiện tương đối lâu năm (2008), do đó, nhiều vấn đề mà công trình đề cập, đặc biệt là các quy định của pháp luật đã trở nên lỗi thời. Mặt khác, công trình này được tiếp cận trên góc độ kinh tế do đó mặc dù là hiệu quả Quản lý nhà nước nhưng trên thực tế thì công trình đề cập rất ít đến chủ thể quản lý cũng như việc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ đồng thời do yếu tố vùng miền nên khó áp dụng cho Quảng Ninh.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hải (2015), Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế thưc hiện tại trường Đại học kinh tế thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Nội dung của công trình này phân tích một cách khá toàn diện thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hoà Bình thông qua 11 nội dung. Nhiều phân tích trong công trình này có thể được tham khảo để mang tính đối chiếu với Quảng Ninh. Tuy nhiên, do được tiếp cận trên góc độ kinh tế, nên công trình này tương tự với công trình của tác giả Nguyễn Hoàng Anh, tức là nhiều nội dung phân tích thuần tuý trên góc độ kinh tế, thay vì dưới góc độ quản lý nhà nước của một chủ thể nhất định. Mặt khác, chủ thể quản lý đầu tư công được đề cập đến trong luận văn là rất rộng, bao gồm tất cả các cấp chính quyền từ trung ương, tới địa phương, do đó, công trình chưa có điều kiện để đi sâu phân tích công tác quản lý nhà nước về đầu tư công của UBND tỉnh Hoà Bình.
Tác giả Vũ Thị Thu Hằng (2016), Quản lý nhà nước đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế quốc tế được thực hiện tại Học viện khoa học xã hội. Tuy luận án được tiếp cận trên góc độ quản lý vốn ODA là chủ yếu, nhưng một số phân tích của tác giả luận án liên quan đến thực trạng quản lý vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng như một kênh vốn cơ bản trong đầu tư công ở Việt Nam, là những phân tích có giá trị, do đó, chúng tôi sẽ tham khảo trên cơ sở tìm kiếm một số luận cứ đã được kiểm chứng nhằm chứng minh cho một số luận điểm được nêu ra trong luận án.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nghiên cứu như: Bài viết “Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Vũ Thanh Tự Anh (2013) đã đề cập và phân tích một cách sâu sắc nhiều vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam trên cơ sở khung lý thuyết quản lý đầu tư công hiện đại. Bài viết “đầu tư công và quản lý đầu tư công ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thiên Anh Tuân (2015) đã đề cập và phân tích một cách sâu sắc một số vấn đề còn tồn tại hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư công dưới góc độ hiệu quả kinh tế. Hay nghiên cứu “Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công” của tác giả Đinh Tuấn Minh (2011) đã đề cập đến hoat đông đầu tư công, những bất cập hiện này trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, một số bất cập mà các tác giả nêu ra đã được Luật đầu tư công 2019 khắc phục, những một số bất cập khác vẫn chưa được giải quyết.
Bài viết “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn mới (2021) của TS. Đặng Thị Thiệm và Ths. Lại Kim Dung đăng trên cổng thông tin điện tử thanh tra tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ ra những điểm đạt được về đầu tư công dựa trên những chính sách của nhà nước giai đoạn 2011-2019 đồng thời chỉ
ra những hạn chế, sai phạm và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động đầu tư công xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Dựa trên những phân tích đó tác giả đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn mới cụ thể là cần đồng bộ các giải pháp, chú trọng hoàn thiện pháp luật, tăng cường quản lý vốn đầu tư công, coi thanh tra, kiểm toán là một trong những công cụ hữu hiệu để phát hiện những cơ sở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư công để các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, khắc phục. Dựa trên những giải pháp mà tác giả đưa ra có thể áp dụng đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Quảng Ninh.
Bài viết “Chất lượng đầu tư công: Nhìn lại giai đoạn 2016-2020 và những giải pháp trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn được đăng trên Tạp chính Kinh tế và Dự báo số 32, tháng 11/2021 đã chỉ ra những kết quả đạt được trong lĩnh vực đầu tư công giai đoạn 2016-2020 đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại và hạn chế cụ thể là qua kiểm tra, trong năm 2020 đã phát hiện 51 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 17 dự án vi phạm về quản lý chất lượn g; 923 dự án có thất thoát, lãng phí từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp đầu tư công trong thời gian tới.
Thái Quang Thế (Học viện an ninh nhân dân) có bài đăng tển tạp chí công thương số 26 tháng 11 năm 2020 về chủ đề “Quản lý đầu tư công ở một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam” cho tằng ở hầu hết các nước, trong quá trình phát triển thì đầu tư công là một công cụ kinh tế của nhà nước, có thể đem lại nhữ ng lợi ích to lớn cho nền kinh tế, nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở đây tác giả thực hiện nghiên cứu chính sách quản lý đầu tư công ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.. là những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Á và nằm trong top đầu phát triển trên thế giới và có nhiều nét tương đồng về văn hoá với Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất cho Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chính sách nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công. Những chính sách cụ thể mà tác giả đề xuất đó là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, xây dựng một lộ trình vững chắc nahwfm thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tiếp theo là đầu tư công nên chuyển dần snag hình thức chi tiêu của Chính phủ,
mua sản phẩm bình đẵng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, công tác quy hoạch cần tôn trọng tính tự phát của địa phương nhưng vẫn phát hướng về sự phát triển tổng thể của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các dự án nhận ngân sách từ trung ương cần có sự phê duyệt và giám sát, xây dựng khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh hình thức PPP và cuối cùng alf phát triển cơ quan giám sát chuyên trách. Từ những phân tích của tác giả có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo để tác giả áp dụng vào tỉnh Quảng Ninh.
Ths. Phạm Thị Kim Thành – Uỷ ban nhân dân quận Hoàng Mai, Hà Nội với bài viết “Đầu tư công-thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả” (2016) đã chỉ ra những nguyên tắc, ngành, lĩnh vực đực ưu tiên bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2014-2015, đồng thời đưa ra vấn đề cần quan tâm nhất của Việt Nam hiện nay chính là phải cơ cấu lại ngân sách nhằm động viên hợp lý nguồn lực, bảo đảm hợp lý chi thường xuyên, trả nợ, tăng cường quản lý nợ công, giảm mức bội chi trong giai đoạn 2016-2020, từ đó bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống khá đầy đủ các lý luận về đầu tư công, quản lý nhà nước về đầu tư công cũng như thực tế quản lý nhà nước về đầu tư công trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý nhà nước về đầu tư công trên khi vận dụng vào tỉnh Quảng Ninh vẫn có những sự khác biệt do mỗi địa phương có những quy định khác nhau về quản lý đầu tư công trong phạm vi chức năng của chính quyền cấp tỉnh. Hơn nữa, những cơ chế, chính sách này cũng thay đổi theo thời gian. Do đó, việc nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư công trong giai đoạn 2016 – 2020 của tác giả là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, những nhiệm vụ chính của nghiên cứu là:
– Khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư
công;
– Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư công trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
– Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư
công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thưc hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
– Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thu thập trong giai đoạn 5 năm 2016 – 2020. Tác giả lựa chọn giai đoạn này bởi đây là giai đoạn sau khi Luật đầu tư công năm 2014 ra đời, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đầu tư công đã được ban hành và có hiệu lực trong giai đoạn này. Đây cũng là giai đoạn tỉnh Quảng Ninh thưc hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn trong giai
đoạn 2016 – 2020. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được đề xuất cho giai đoạn 2022 – 2025.