Lý luận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ

Trí tuệ con người có sức sáng tạo vô tận và chính nó đã giúp con người nhận thức được sự phát triển không ngừng của thế giới khách quan. Kết quả của lao động trí tuệ là tạo ra TSTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các sản phẩm trí tuệ đôi khi không nhìn thấy bằng mắt thường, nó ẩn chứa trong vật mang bọc giữ nó, nhưng có giá trị tuỳ thuộc vào nội dung, khả năng ứng dụng của sản phẩm, có thể được đánh giá bởi danh tiếng, uy tín, chất lượng cũng như các lợi ích vật chất khác mà nó mang lại. SHTT không phải là bản thân sản phẩm mà là ý tưởng đặc biệt chứa đựng trong sản phẩm, là cách thức thể hiện ý tưởng đó và là cách riêng có mà một sản phẩm được gọi tên và mô tả.28

Theo khái niệm được thừa nhận rộng rãi, TSTT là những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo thể hiện dưới các dạng thông tin kết hợp với nhau trong các vật thể hữu hình được tạo ra với số lượng không giới hạn và được thừa nhận là tài sản. Quyền sở hữu trong trường hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các vật thể hữu hình mà chính là những thông tin chứa đựng trong các vật thể đó. Khi được thể chế hóa thì những thông tin này biểu hiện cụ thể thành các đối tượng của quyền SHTT.29 Các đối tượng quyền này bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” đã trải qua một quá trình phát triển dài lâu và có những bước phát triển mới cùng với nền kinh tế – xã hội của thế giới. Trong tất cả các công ước quốc tế hay những văn kiện quan trọng về SHTT không đưa ra khái niệm về mặt nội dung đối với thuật ngữ SHTT mà sử dụng phạm vi đối tượng điều chỉnh để đưa ra định nghĩa thuật ngữ này. SHTT (intellectual property) hay quyền SHTT có thể hiểu theo hai phương diện: (i) pháp luật SHTT và (ii) quyền đối với đối tượng SHTT.

Theo nghĩa khách quan, quyền SHTT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, khai thác, sử dụng, bảo vệ các đối tượng SHTT.

  • Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ, một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, WIPO, tr. 8.
  • Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, XNB Tư pháp, tr. 5

Khái niệm “quyền sở hữu trí tuệ” ra đời và phát triển sau khi có khái niệm quyền sở hữu bởi nó có mối liên quan đến một loại tài sản đặc biệt là “tài sản trí tuệ” – những tài sản là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người. Đối tượng của quyền SHTT là những tài sản mang tính chất vô hình (phi vật chất) nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng quyền SHTT do họ sáng tạo ra, là quyền sở hữu đối với các TSTT. TSTT này là loại tài sản đặc biệt, có nhiều thuộc tính đặc thù và những thuộc tính này đã ảnh hướng đến tính chất của quyền SHTT.

Theo nghĩa chủ quan, quyền SHTT là quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với những TSTT do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được Nhà nước trao cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức để khai thác, sử dụng, định đoạt những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ.

Tại Chương 1 của tác phẩm “Cẩm nang sở hữu trí tuệ”, dịch từ cuốn sách “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use” của WIPO: Theo nghĩa rộng, SHTT là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.30 Định nghĩa này không chỉ rõ quyền SHTT là một dạng của quyền sở hữu hay một dạng tài sản, mà chỉ nêu lên nguồn gốc tạo ra nó.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 (viii) Công ước thành lập WIPO ký tại Stockholm ngày 14/12/1967 cũng quy định: SHTT bao gồm các quyền liên quan tới tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, chỉ dẫn thương mại và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.31 Theo cách tiếp cận này, quyền SHTT bao gồm tất cả các đối tượng quyền SHTT. Định nghĩa này chỉ liệt kê các dạng quyền SHTT mà không nêu lên được bản chất của quyền SHTT. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với tư tưởng xây dựng Luật SHTT của Việt Nam, theo đó quyền SHTT bao gồm các đối tượng quyền SHTT hay nói cách khác quyền SHTT là quyền đối với TSTT.32 Luật SHTT Việt Nam năm 2005 định nghĩa quyền SHTT tại khoản 1 Điều 4: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ

  • Cục sở hữu trí tuệ (2006), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, tr. 3.
  • World Intellectual Property Organization, Convention Establishing the World Intellectual Property Organization 1967.
  • Trần Lê Hồng (2012), Một số vấn đề về tài sản trí tuệ nhìn từ góc độ khoa học pháp lý và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý (2).

chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng”. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm lý luận khoa học pháp lý về quyền SHTT, định nghĩa về quyền SHTT trong pháp luật Việt Nam về cơ bản tương đồng với quan niệm về quyền SHTT của WIPO và WTO.

Từ việc nghiên cứu các cách tiếp cận quyền SHTT, có thể đưa ra khái niệm khái quát về quyền SHTT như sau: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các tài sản trí tuệ – sản phẩm của lao động trí tuệ do cá nhân, tổ chức sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Các đối tượng quyền SHTT được pháp luật bảo hộ theo các điều kiện khác nhau, trên cơ sở tôn trọng lợi ích của tổ chức, cá nhân và lợi ích chung của cộng đồng, phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

Một trong những thuộc tính nổi bật của quyền SHTT là tính chất của hàng hóa công cộng trên phạm vi toàn cầu.33 Nó có tính phi cạnh tranh và phi loại trừ trong sử dụng.34 Tính không cạnh tranh được thể hiện ở việc một người sử dụng TSTT không hạn chế khả năng của người khác sử dụng chính TSTT đó. Tính không loại trừ thể hiện

  • chỗ một bên thứ ba (khi không được phép) không bị ngăn cấm sử dụng TSTT nếu thông tin về TSTT đó đã được công bố. Ngoài ra, chi phí để sản xuất thêm một sản

phẩm chứa đựng TSTT là rất nhỏ.35 Chính vì đặc tính này mà quyền SHTT dễ dàng bị sao chép và bị thương mại hoá bất hợp pháp một cách nhanh chóng.

Dưới góc độ là một dạng đặc biệt của quyền sở hữu, quyền SHTT có một số đặc trưng riêng biệt so với quyền sở hữu tài sản thông thường.

Về đối tượng: quyền SHTT là quyền sở hữu đối với TSTT. Đối tượng của quyền SHTT là kết quả sáng tạo trí tuệ. Đối với tài sản hữu hình, trừ những tài sản thuộc sở hữu nhà nước và những tài sản pháp luật cấm hoặc hạn chế sở hữu, thì chủ sở hữu tài sản dễ dàng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt thông qua nhiều hình thức

  • Bản chất hàng hóa công cộng của TSTT được Thomas Jefferson miêu tả trong Chú thích số 2 của phán quyết Graham v. John Deere, 383 U.S. 1, 8-9 (1966): “một người có thể độc quyền sở hữu một thông tin miễn là người đó giữ nó chỉ cho riêng mình biết; nhưng khi thông tin đó được tiết lộ, nó thuộc quyền sở hữu của nhiều người; người thứ ba nhận thông tin không làm bớt đi thông tin mà người cung cấp thông tin có, điều này tương tự như việc người thứ ba thắp một ngọn nến từ ngọn nến ban đầu, và người đó nhận được ánh sáng từ ngọn nến của mình mà không làm tối đi ánh sáng của ngọn nến ban đầu”.
  • A. Samuelson (1954), The Pure Theory of Public Expenditure, 36 (4) Rev. Econo. & Statistics 387.
  • E. Stiglitz (2008), Economic Foundations of Intellectual Property Rights, 57 Duke L. Rev. 1699-1700; K.E. Markus, J.H. Reichman, The Globalization of Private Knowledge Goods and the Privatization of Global Public Goods, trong K.E. Markus và J.H. Reichman (chủ biên), International Public Goods and Transfer of Technology under a Globalized Intellectual Property Regime (2005), NXB Cambridge University Press, tr. 8-11.

và thực hiện được quyền kiểm soát của mình đối với tài sản. Bởi vì, chúng tồn tại trong một không gian dưới một hình thức vật chất nhất định, con người hoàn toàn có thể nhận biết bằng tri giác. TSTT tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin, nên rất dễ bị xâm phạm (dễ bị sao chép và sử dụng với chi phí thấp hoặc không mất chi phí bởi người thứ ba) do có khả năng lan truyền rộng lớn và dễ có khả năng được vật chất hoá hàng hoạt, sau đó trở thành thực thể tác động, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người và cả xã hội.

Về căn cứ xác lập: Quyền SHTT chỉ được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Quyền SHTT được xác lập dựa trên hai nhóm căn cứ chủ yếu: (i) Nhóm quyền phát sinh tự động cùng với sự ra đời của TSTT mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: QTG, QLQ, quyền SHCN đối với tên thương mại, quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng; (ii) Nhóm quyền phát sinh trên cơ sở đăng ký như: quyền SHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký.36

Về nội dung quyền: Quyền SHTT bao gồm cả các quyền nhân thân và quyền tài sản. Mặc dù quyền sở hữu nói chung mang bản chất là quyền tài sản, nhưng đối với quyền SHTT, bên cạnh việc bảo vệ các quyền tài sản của chủ sở hữu, pháp luật cũng ghi nhận cả các quyền nhân thân cho chủ thể sáng tạo. Theo chế định về quyền sở hữu của Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Do bản chất đối tượng SHTT là tài sản vô hình, nên việc nắm giữ, quản lý nó không thể thực hiện được một cách bình thường như các dạng tài sản hữu hình khác. Quyền chiếm hữu TSTT không có ý nghĩa khi đối tượng SHTT đã được công bố hay sử dụng trên thực tế. Vì vậy, quyền SHTT về bản chất chỉ tập trung vào độc quyền sử dụng đối tượng SHTT (bao gồm cả quyền cho phép hoặc quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHTT; quyền định đoạt đối tượng SHTT). Tùy thuộc vào bản chất của mỗi loại đối tượng SHTT, nội dung và khái niệm quyền năng sử dụng này cũng chứa đựng các nội hàm khác nhau.

Về phạm vi giới hạn quyền: Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền SHTT là loại quyền được bảo hộ có tính “giới hạn”. Bảo hộ quyền SHTT có mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo bằng cách dành cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng, khai thác đối tượng SHTT trong một khoảng thời gian nhất định và đổi lại, chủ sở hữu

  • Vũ Thị Hải Yến (2016), Chồng lấn trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 9. phải đưa TSTT của mình phục vụ lợi ích chung của xã hội. Độc quyền dù dưới bất kỳ hình thức nào nếu bị lạm dụng có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba. Vì vậy, mục đích của pháp luật SHTT là tạo động lực thúc đẩy phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật nhưng quyền SHTT không được cản trở hay gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng và sự phát triển của xã hội.37 Nguyên tắc cân bằng lợi ích là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong các quy định về bảo hộ quyền SHTT nhằm dung hòa lợi ích của chủ sở hữu đối tượng SHTT với lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác để tạo động lực thúc đẩy phát triển nghiên cứu sáng tạo, sản xuất kinh doanh. Vì lẽ đó, chủ sở hữu quyền SHTT có thể bị giới hạn quyền (hạn chế quyền) một cách hợp lý ở một số phạm vi và phạm trù nhất định, cụ thể như sau:

Một là, giới hạn về không gian: Pháp luật các nước tôn trọng và đề cao tính lãnh thổ của quyền SHTT. Thông thường, quyền SHTT được xác lập theo quy định của pháp luật nước nào thì được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của nước đó. Khác với quyền sở hữu tài sản hữu hình, nếu một tổ chức hay cá nhân được công nhận là chủ sở hữu tài sản trong phạm vi lãnh thổ nước họ, khi họ di chuyển tài sản đó ra nước ngoài thì thông thường nước ngoài vẫn công nhận quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đó (nếu tài sản không thuộc đối tượng cấm sở hữu theo pháp luật của nước nơi tài sản được chuyển đến), mặc dù mức độ phạm vi nội dung quyền sở hữu có thể khác nhau. Quyền SHTT có sự khác biệt so với các loại tài sản khác. Nếu quyền SHTT của tổ chức, cá nhân được xác lập theo pháp luật nước nào thì quyền đó chỉ được bảo hộ trong phạm lãnh thổ nước đó, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia nơi bảo hộ tham gia có quy định khác. Do vậy, các đối tượng của quyền SHTT có thể bị đem ra sử dụng ở nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền SHTT hay người đại diện hợp pháp. Nguyên tắc lãnh thổ cho phép quyền SHTT được bảo đảm thực thi trong phạm vi các quốc gia được bảo hộ về điều kiện được bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời hạn bảo hộ và cách thức thực thi.

Hai là, giới hạn về thời gian: Các đối tượng quyền SHTT được nhà nước bảo hộ trong một khoảng thời hạn nhất định, khi hết thời hạn bảo hộ các đối tượng này thuộc về cộng đồng xã hội. Trong thời hạn được bảo hộ, nếu tổ chức hay cá nhân nào có hành vi sử dụng, khai thác các đối tượng của quyền SHTT mà không được sự cho phép chủ sở hữu quyền SHTT (trừ những trường hợp pháp luật quy định về giới hạn quyền SHTT) thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT. Người có hành vi xâm phạm

  • Vũ Thị Hải Yến (2016), Chồng lấn trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 10.
  • quyền SHTT có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với mức độ, hậu quả của
  • phạm mà họ gây ra. Đối với tài sản hữu hình, quyền của chủ sở hữu được pháp luật bảo hộ không giới hạn thời gian (trừ trường hợp tài sản bị trưng mua, tịch thu theo quy định của pháp luật). Trong suốt quá trình sở hữu, chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, hoặc những người thừa kế sẽ có quyền sở hữu theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Ba là, giới hạn về nội dung quyền sở hữu: Do quyền SHTT là tài sản vô hình, nên chủ sở hữu quyền SHTT không thể trực tiếp nắm giữ nó mà phải thực hiện các nội dung của quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách kiểm soát quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phẩm có chứa đựng các đối tượng quyền SHTT đang được bảo hộ.

Để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, lợi ích xã hội và các chủ thể quyền SHTT, pháp luật quốc tế và các quốc gia đã giới hạn việc bảo hộ quyền SHTT trong một số trường hợp như: quyền sử dụng trước đối với một số đối tượng quyền SHTT, sử dụng các đối tượng quyền SHTT không nhằm mục đích thương mại, vấn đề hết

quyền xuất phát từ thuyết hết quyền trong SHTT,38 chuyển nhượng bắt buộc đối với một số đối tượng quyền SHTT do liên quan đến an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội.

Dưới góc độ nghiên cứu đề tài Luận án, quyền SHTT được tiếp cận từ các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu quyền SHTT trong mối quan hệ với quy định của pháp luật về quyền SHTT và việc thực thi quyền đó trên thực tế. Những quan hệ pháp luật SHTT diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội, như: quan hệ giữa chủ sở hữu quyền SHTT và các chủ thể khác trong việc tạo lập, công bố, phổ biến, khai thác vả sử dụng đối tượng quyền SHTT; quan hệ về bảo hộ, bảo vệ các đối tượng quyền SHTT và thái độ, cách ứng xử của các chủ thể trong xã hội (trong đó có các cơ quan thực thi quyền SHTT). Nghiên cứu dưới góc độ này, cần lưu ý đến hệ tư tưởng của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đối với pháp luật về SHTT và thực thi quyền SHTT.

  • Trong tiếng Anh, thuyết hết quyền là “the exhaustion doctrine” hay “the first sale doctrine”. Thuyết hết quyền được Toà án Tối cao Hoa Kỳ xem xét lần đầu tiên trong vụ việc về sáng chế Adams v. Burke, năm 1873. Ở Châu Âu, thuyết hết quyền gắn liền với tên tuổi học giả Đức Joseph Kohler. Thuật ngữ hết quyền được Toà án Đức sử dụng trong một vụ việc về sáng chế vào năm 1902. Cho đến nay, thuyết hết quyền được áp dụng cho các đối tượng SHTT và vấn đề hết quyền SHTT được đưa vào các thoả thuận quốc tế và khu vực. Trong đó, đặc biệt phải kể đến là Điều 6 Hiệp định TRIPS. Theo thuyết hết quyền, khi sản phẩm mang đối tượng SHTT được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm.

Thứ hai, quyền SHTT không tồn tại độc lập trong hệ thống pháp luật về SHTT mà phải được xem xét trong tổng thể mối quan hệ với pháp luật thương mại, pháp luật quản lý ngoại thương và pháp luật dân sự. Với tư cách là một loại tài sản tồn tại dưới dạng quyền tài sản được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, nội dung quyền SHTT bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng quyền SHTT với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp tài sản. Quyền SHTT còn được đề cập với tư cách là một loại hàng hoá trong pháp luật thương mại, dưới góc độ khai thác các lợi ích kinh tế trong việc sử dụng các đối tượng quyền SHTT và bảo vệ quyền độc quyền của các chủ thể quyền trong thời gian bảo hộ. Đây là nội dung cần chú trọng nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn để thực thi tốt hơn các cam kết quốc tế của Việt Nam về SHTT.

Thứ ba, quyền SHTT với tư cách là một chế định pháp luật thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế. Theo đó, Việt Nam đang thực hiện các cam kết quốc tế trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, đòi hỏi cần phải được nội luật hoá trong pháp luật quốc gia để thực thi có hiệu quả. Nghiên cứu quyền SHTT dưới góc độ này, cần chú ý đến tính hài hòa giữa các ngành luật khác nhau như: pháp luật dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật ngoại thương, pháp luật hải quan, pháp luật hình sự và pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Lý luận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm, đặc điểm của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ “bảo vệ” theo Từ điển tiếng Anh là “protection” là “hoạt động giữ cho ai đó, cái gì đó được an toàn tránh bị tổn hại hoặc bị hư hỏng”.39 Theo từ điển Tiếng Việt 1996 của Viện Ngôn ngữ học, thuật ngữ “bảo vệ” được hiểu là việc “chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn.40 Theo cách giải thích này, “bảo vệ” được hiểu theo nghĩa chung nhất là một hành động nhằm giữ gìn cái gì đó, cho ai đó được nguyên vẹn, nhằm tránh gây ra thiệt hại hoặc hư hỏng; bao gồm cả hành động chống lại mọi sự xâm phạm nếu có hành vi gây hại xảy ra. Tuy nhiên, cách hiểu này đơn thuần chỉ là việc miêu tả hành động nói chung của con người.

Theo giải thích của WIPO, bảo vệ quyền SHTT trong trường hợp chủ thể quyền phát hiện quyền SHTT của mình bị xâm phạm, họ sẽ tập trung đảm bảo rằng các quyền mà họ đạt được thông qua hệ thống SHTT phải được tôn trọng. Điều này bao gồm:

  • Miranda Steel (2000), Oxford Wordpower Dictionary, NXB. Oxford University Press, tr. 526.
  • Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 37.yêu cầu dừng việc sử dụng trái phép, ngăn chặn hành vi xâm phạm trong tương lai và yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm.41 Theo quan điểm này của WIPO, thì thực thi quyền SHTT được hiểu là hoạt động của chủ thể quyền SHTT đảm bảo cho quyền SHTT được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Dưới góc độ pháp lý, bảo vệ quyền SHTT là hoạt động đảm bảo quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các TSTT của các chủ thể quyền SHTT không bị tổn hại. Thực chất, hoạt động này nhằm duy trì quyền độc quyền của các chủ thể quyền SHTT được hưởng các lợi ích kinh tế trong việc khai thác, sử dụng các đối tượng quyền SHTT khi các sản phẩm, hàng hóa có chứa các đối tượng quyền SHTT được đưa ra thị trường.

Bản chất của quyền SHTT là tài sản vô hình dưới dạng quyền tài sản. Vì vậy, cũng giống như các tài sản khác, việc bảo vệ TSTT trước tiên phải thuộc về trách nhiệm của chủ thể quyền. Chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm và các biện pháp chống lại hành vi xâm phạm như: tạo ra những điểm khác biệt hoặc sử dụng các biện pháp công nghệ tạo ra các dấu hiệu nhận biết trên các sản phẩm do chính mình đưa ra thị trường để phân biệt với các sản phẩm có chứa các đối tượng quyền SHTT bị khai thác trái phép (bị sao chép giống hệt, tương tự với hàng hóa do chủ thể quyền sản xuất và đưa ra thị trường nhưng không được phép của chủ thể quyền SHTT). Nhà nước thực hiện chức năng đặc biệt trong quản lý xã hội (trong đó có quản lý kinh tế) tham gia với tư cách là một chủ thể độc lập để đảm bảo rằng các tổ chức, cá nhân sử dụng các đối tượng quyền SHTT phải tôn trọng và bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể quyền SHTT. Khi quyền SHTT bị xâm hại, Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực quản lý xã hội bằng pháp luật của mình để đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Khi đó, Nhà nước sẽ trao quyền cho các cơ quan thực thi pháp luật (cơ quan thực thi quyền SHTT) và thông qua hoạt động của các cơ quan này để ngăn chặn và xử lý vi phạm đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi xâm phạm quyền SHTT và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

Các cơ quan thực thi quyền SHTT tại mỗi quốc gia tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội mỗi nước, có thể bao gồm các cơ quan như: Tòa án, Công an, Hải quan để đảm bảo quyền SHTT được bảo vệ bằng nhiều biện pháp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở các nước phát triển, hoạt động bảo vệ quyền SHTT chủ yếu có cơ quan công an, cơ quan công tố và Tòa án thực hiện. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền SHTT do một số cơ quan như: Thanh tra chuyên ngành khoa học công nghệ, Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Tòa án và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.

Tuỳ theo tính chất và mức độ vụ việc xâm phạm, hành vi xâm phạm quyền khác nhau, các cơ quan bảo vệ quyền SHTT có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT tương ứng như: biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Tại hầu hết các nước, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự là các biện pháp bảo vệ quyền SHTT phổ biến và tỏ ra hiệu quả hơn so với biện pháp hành chính như: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi đó, hải quan thực hiện biện pháp kiểm soát biên giới với vai trò là cơ quan phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Hiện nay trên thế giới không có nhiều quốc gia áp dụng biện pháp hành chính trong thực thi quyền SHTT. Với một số quốc gia, biện pháp hành chính chỉ được áp dụng cho một số vi phạm nhất định (ví dụ: pháp luật Hoa Kỳ cho phép Ủy ban Thương mại Liên bang áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh). Tuy nhiên, ở một số quốc gia, biện pháp hành chính thậm chí được áp dụng phổ biến và hiệu quả; chẳng hạn như Việt Nam và Trung Quốc. Tại Việt Nam, hơn 90% các vụ việc xâm phạm quyền SHTT được xử lý bằng biện pháp hành chính.

Bảo vệ quyền SHTT hiện nay đã được ghi nhận là một chế định độc lập trong Luật SHTT Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm bảo vệ quyền SHTT chưa được quy định tại bất cứ văn bản pháp luật nào. Từ những phân tích nêu trên, NCS đồng tình với quan điểm cho rằng: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính là việc sử dụng các thiết chế cần thiết bảo đảm cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các quyền của mình trên thực tế nhằm bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ là một thực quyền”.42 Theo cách hiểu này, bảo vệ quyền SHTT được hiểu theo nghĩa rộng nhất cả về mặt chủ thể cũng như các phương thức bảo vệ quyền SHTT. Định nghĩa này không xác định cụ thể chủ thể thực hiện hoạt động bảo vệ quyền SHTT, do đó có thể hiểu là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước thực thi quyền SHTT và các chủ thể quyền SHTT. Các chủ thể này có thể sử dụng tất cả các biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng các quyền tài sản và quyền nhân thân của các chủ thể quyền được bảo vệ khỏi các hành vi xâm phạm quyền của các chủ thể không được phép nắm giữ các đối tượng quyền SHTT đang được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, để làm rõ nội hàm của khái niệm này cần xuất phát từ bản chất pháp lý của quyền SHTT và nhìn nhận hoạt động bảo vệ quyền SHTT dưới góc độ pháp luật. Do vậy, các chủ thể thực hiện hoạt động này không ai khác chính là các cơ quan thực thi pháp luật về quyền SHTT và người đang nắm giữ hợp pháp các đối tượng quyền SHTT đang được bảo hộ.

42 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Tài liệu Hội thảo khoa học về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ.

Dựa vào các phân tích nêu trên, NCS đưa ra khái niệm bảo vệ quyền SHTT như sau: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ”.

Bảo vệ quyền SHTT có sự khác biệt so với bảo vệ tài sản thông thường thể hiện qua một số đặc điểm sau đây:

Một là, đối tượng bảo vệ quyền SHTT hướng tới là các đối tượng quyền SHTT được chứa đựng trong các sản phẩm, hàng hóa đang được bảo hộ không phân biệt nguồn gốc, xuất xứ. Đặc điểm này xuất phát từ đặc tính phi vật thể (đặc tính vô hình) của các đối tượng quyền SHTT. Tự thân nó không tồn tại một cách độc lập mà được chứa đựng thông qua những vật phẩm thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Đối tượng bảo vệ tài sản thông thường có phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả các tài sản hữu hình và vô hình thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Hai là, bảo vệ quyền SHTT được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc một số quốc gia nơi đối tượng quyền SHTT đó được bảo hộ và đang trong thời hạn bảo hộ. Tuy nhiên, việc bảo vệ đối với tài sản thông thường không bị giới hạn về không gian và thời gian, được thực hiện trong suốt thời gian tài sản đó tồn tại, cho dù tài sản này có thể được chuyển giao từ đời này sang đời khác. Pháp luật luôn bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản không phụ thuộc vào việc tài sản này được xác lập quyền sở hữu ở quốc gia nào. Khi có hành vi vi phạm xảy ra tại bất kỳ đâu, chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mình.

Ba là, về chủ thể thực hiện, việc bảo vệ quyền SHTT được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau: chủ thể quyền SHTT, các cơ quan thực thi pháp luật như Tòa án, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành,… và các chủ thể khác có liên quan như công chúng,…

Bốn là, về biện pháp bảo vệ, các biện pháp bảo vệ quyền SHTT rất phong phú, đa dạng. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện, các biện pháp bảo vệ quyền SHTT có thể chia thành hai nhóm: (i) Các biện pháp bảo vệ được thực hiện bởi chủ thể quyền SHTT và

  • Các biện pháp bảo vệ được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu dựa vào tính chất của biện pháp bảo vệ quyền SHTT, có thể chia thành: (i) biện pháp dân sự; (ii) biện pháp hành chính; (iii) biện pháp hình sự; (iv) biện pháp kiểm soát

hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới. Nếu dựa vào mục đích áp dụng, các biện pháp bảo vệ quyền SHTT có thể chia thành hai loại: (i) các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn như cảnh báo xâm phạm, các biện pháp công nghệ trong bảo vệ quyền SHTT; (ii) các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT được thực hiện bởi các cơ quan thực thi như Toà án và các cơ quan thực thi khác.

Cơ sở lý luận của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể sáng tạo đầu tư để tạo ra các đối tượng SHTT có quyền sở hữu đối với TSTT do chính mình làm ra như một quyền tự nhiên của con người. Để giúp các chủ thể bù đắp những chi phí và nỗ lực sáng tạo của họ đồng thời khuyến khích họ không ngừng thực hiện các hoạt động sáng tạo, xã hội cần trao cho chủ thể sáng tạo một số độc quyền nhất định. Theo đó, quyền SHTT cung cấp cho chủ sở hữu quyền kiểm soát việc sử dụng các đối tượng quyền SHTT đến giai đoạn cuối của quá trình sử dụng – giữ vị trí độc quyền trong các thị trường phân phối sản phẩm có chứa đựng các đối tượng quyền SHTT đang được bảo hộ. Bản chất độc quyền trong SHTT chính là quản lý tài sản cá nhân dần bị cạn kiệt các quyền liên quan đến tài sản trong quá trình sử dụng. Chủ sở hữu quyền SHTT thực hiện các quyền độc quyền của mình thông qua các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các đối tượng quyền SHTT. Các quyền độc quyền này của chủ thể sáng tạo cần được bảo vệ để tránh khỏi sự xâm hại từ các hoạt động khai thác lợi ích kinh tế từ đối tượng quyền SHTT mà không được phép của chủ thể quyền SHTT như một động lực để thúc đẩy sáng tạo và phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, khi các đối tượng quyền SHTT được bảo hộ theo pháp luật là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Luận điểm trên cũng đồng nhất với quan điểm của một số trường phái về bảo vệ quyền SHTT.

Theo trường phái pháp luật tự nhiên (tiếng Anh là “the natural law thesis”), chủ thể sáng tạo đương nhiên có các quyền đối với TSTT do họ sáng tạo ra, xã hội phải chấp nhận, tôn trọng và bảo vệ những quyền này của họ. Cách tiếp cận này được thể hiện trong Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1948 về quyền con người (Điều 27) và Công ước của Liên hợp quốc năm 1966 về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 15).43 Ông M. de Boufflers – nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Pháp – đề cập trong bản báo cáo ban hành Đạo luật sáng chế năm 1971 rằng sáng chế (và bảo hộ quyền SHTT nói chung) không gì khác là công nhận tài sản “cá nhân, độc lập và tồn tại trước mọi giao dịch”. Bởi vì, sáng chế bao hàm thừa nhận sự tồn tại của một loại tri thức – thứ chỉ tồn tại trong trí óc của chủ thể sáng tạo và đó chính là lý do phải công nhận nó như

  • Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.8.

tài sản của chủ thể sáng tạo”.44 Dẫn chứng là từ Bộ luật Dân sự năm 1995 (Điều 188) đến Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 115), bản chất quyền SHTT đã được chỉ rõ là một loại tài sản dưới dạng quyền tài sản. Quyền SHTT trước tiên là tài sản tức “tất cả những gì có giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của một cá nhân, một đơn vị hoặc của Nhà nước”.45 Đặc điểm của quyền SHTT dưới góc độ quyền tài sản không phải ở giá trị bằng tiền mà ở đối tượng của nó mang hình thái phi vật thể – tài sản vô hình.

Chủ sở hữu quyền SHTT có quyền sở hữu đối với TSTT như là mối quan hệ “của mình” hay “thuộc về mình”, và do đó TSTT này được xác định là không thuộc về những cá nhân và tổ chức khác. Những cá nhân, tổ chức không có “sự thống trị” đối với TSTT phải thừa nhận và tôn trọng sự thống trị của người nắm TSTT. SHTT thực chất là mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức đối với TSTT giúp xác định “sự thuộc về” cá nhân, tổ chức cụ thể nào đó (sự chiếm đoạt). Thực chất, SHTT là các quan hệ chiếm hữu, chiếm đoạt đối với TSTT (đối tượng SHTT).46 Do đó, khi quyền tài sản và quyền nhân thân của chủ thể quyền SHTT đối với các đối tượng quyền SHTT bị xâm phạm (không được tôn trọng), thì vấn đề bảo vệ quyền SHTT được đặt ra là một tất yếu khách quan.

Trường phái này đã lý giải bản chất pháp lý của hoạt động bảo vệ quyền SHTT là bảo vệ quyền tư hữu đối với TSTT (bao gồm cà quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể sáng tạo. Do quyền SHTT mang tính chất của hàng hóa công cộng, có tính phi cạnh tranh và phi loại trừ trong sử dụng, điều này đã khiến cho quyền SHTT không bị chi phối bởi các quy luật của kinh tế thị trường, mà phải được quyết định bởi Nhà nước thông qua pháp luật. Với mục đích sử dụng công cụ pháp lý để điều chỉnh bản chất hàng hóa công cộng của TSTT (quyền SHTT) mà thị trường không thể tự điều chỉnh, nhà nước phải tham gia điều phối bằng cách ban hành pháp luật để bảo vệ, theo đó người sáng tạo ra đối tượng SHTT được trao quyền SHTT. Đó chính là quyền ngăn chặn người khác sử dụng đối tượng SHTT nhằm đảm bảo cho người nắm giữ quyền có thể thu được các lợi ích từ việc sử dụng độc quyền tài sản của mình.47 Tuy nhiên, pháp luật về SHTT không chỉ có mục đích duy nhất là thúc đẩy lợi ích cá nhân của người sáng tạo. Mục đích cuối cùng là nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học và nghệ thuật thông qua việc đảm bảo cho người sáng tạo trong một khoảng thời gian và phạm vi nhất định.

  • Nuno Pires de Carvalho (2009), A Estrutura dos Sistemas de Patentes e de Marcas – Passado, Presente e Futuro [“The Structure of the Patent and Trademark Systems – Past, Present and Future”], Lumen Juris, Rio de Janeiro, tr. 73 (Carvalho, Nuno Pires de là tác giả của phần dịch tiếng Anh trên đây).
  • Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 4 (2005), NXB Từ điển Bách khoa, tr. 32
  • Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Sở hữu trí tuệ, NXB Công an nhân dân, tr. 12
  • Nguyễn Thanh Tú (2010), Pháp luật cạnh tranh, chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPS: Kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 22

giới hạn) có các quyền độc quyền đối với các hoạt động trí tuệ, sáng tạo của mình. Quy định như vậy sẽ đem lại lợi ích cho công chúng thông qua việc thúc đẩy sự xuất hiện các sản phẩm mới, được cải tiến và phát triển kinh tế nói chung.

Theo trường phái lập luận bù đắp chi phí cho chủ thể sáng tạo (tiếng Anh là “the reward theory”),49 chủ thể sáng tạo đã đóng góp cho xã hội bằng việc tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và đối tượng SHCN. Xã hội phải bù đắp cho họ những chi phí, nỗ lực sáng tạo của họ và cách thích hợp nhất là trao cho chủ thể sáng tạo một số độc quyền trong thời hạn nhất định. Do đó, khi có những hành vi xâm phạm đến quyền độc quyền của các chủ thể này, tất yếu phải được xã hội bảo vệ.

Tương tự như vậy, trường phái lập luận khuyến khích sáng tạo (tiếng Anh là “the incentive thesis”) cho rằng, chủ thể sáng tạo phải đầu tư công sức, tài chính để tạo ra đối tượng SHTT, cho nên cần phải tạo cho họ một số độc quyền trong thời hạn nhất định nhằm khuyến khích sáng tạo.50 Quan điểm này dựa trên giả định rằng để khuyến khích và tạo động lực cho người sáng tạo (và nhà đầu tư) đầu tư công sức, thời gian và tài chính vào việc sáng tạo, xã hội phải can thiệp để gia tăng kỳ vọng về lợi ích của người sáng tạo. Cách thức hiệu quả, rẻ và đơn giản nhất đối với xã hội để tạo ra các khuyến khích này là cung cấp quyền độc quyền pháp lý trong một phạm vi và thời gian nhất định cho người sáng tạo.

Với quan niệm của hai trường phái này, bảo vệ quyền SHTT được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế học. Theo đó, bảo vệ quyền SHTT là bảo vệ quyền lợi kinh tế cho các chủ thể quyền SHTT, đảm bảo cho họ thu được những lợi ích kinh tế từ việc sử dụng các đối tượng quyền SHTT do họ tạo ra nhằm tái tạo sức lao động và lấy lại những chi phí tài chính họ đã bỏ ra trước đó để tạo ra các đối tượng quyền SHTT. Từ đó, họ không ngừng sáng tạo và tạo ra các TSTT (đối tượng quyền SHTT) mới.

Quyền độc quyền được trao cho các chủ thể quyền SHTT nhằm khuyến khích sự phát triển tài sản ở nơi đầu tiên tài sản được hình thành. Do đó, bảo vệ quyền SHTT tương đương với vấn đề bảo vệ quyền độc quyền cho các chủ thể quyền SHTT, nội dung này đã gây tranh cãi giữa các nhà khoa học trong thế kỷ XIX, một số học giả như

  • Điểm 8 khoản 8 Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ.
  • John Howells (2005), The Management of Innovation and Technology: The Shaping of Technology and Institutions of The Market Economy, NXB Sage Publication Ltd; David T. Keeling (2003), Intellectual Property Rights in EU Law, Volume I – Free Movement and Competition Law, NXB Oxford University Press; Peter Ganea (2006), Exhaustion of Intellectual Property Rights: Reflections from Economic Theory, Institute of Innovation Research-Hitotsubashi University, Japan; William M Landes, Richard A. Posner (2003), The Economic Structure of Intellectual Property Law, The Belknap Press of Harvard University, tr. 4; Peter Drahos (1996), A Philosophy of Intellectual Property, Dartmouth Publishing, Aldershot, tr. 72 – 91.
  • Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 8

Adam Smith cho rằng SHTT về nguyên tắc là một sự độc quyền tạm thời đáng tin cậy.51 Bản chất của độc quyền trong SHTT chính là quản lý tài sản cá nhân dần bị cạn kiệt các quyền liên quan đến tài sản trong quá trình sử dụng.52 Độc quyền đối với TSTT chính là cơ sở pháp lý cho quá trình đưa các đối tượng quyền SHTT ra thị trường, thu về lợi nhuận và tăng trưởng bền vững trong sản xuất, kinh doanh.

Lý do quyền SHTT được cho là một hình thức độc quyền là quyền SHTT cung cấp cho chủ sở hữu quyền kiểm soát việc sử dụng các ý tưởng đến giai đoạn cuối của quá trình sử dụng, sau khi bán sản phẩm mang dấu hiệu của quyền SHTT. Điều này cho phép chủ sở hữu quyền SHTT kiểm soát việc tiếp cận thị trường của hàng hoá thể hiện ý tưởng là đối tượng quyền SHTT. Chủ sở hữu quyền SHTT độc quyền sử dụng các ý tưởng được bảo vệ và giữ vị trí độc quyền trong các thị trường phân phối sản phẩm có sử dụng các dấu hiệu của những ý tưởng đó.

Quyền SHTT sẽ không có giá trị kinh tế nếu như quyền độc quyền của các chủ thể sáng tạo không được tôn trọng và bảo vệ khỏi sự xâm hại từ các hành vi khai thác, sử dụng bất hợp pháp. Giá trị của hệ thống SHTT phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo vệ quyền SHTT. Cơ chế bảo vệ quyền SHTT hiệu quả là phương tiện tốt nhất để hạn chế sự xâm phạm quyền SHTT và đảm bảo cho chủ thể quyền và toàn xã hội được hưởng lợi từ hệ thống SHTT.

Trường phái lập luận mở thông tin sáng tạo (tiếng Anh là “disclosure thesis”) nhìn nhận vấn đề bảo vệ quyền SHTT dưới góc độ xã hội học. Theo trường phái này, khi chủ thể sáng tạo chấp nhận mở những thông tin về TSTT để chia sẻ cho toàn xã hội, xã hội được hưởng lợi từ việc sử dụng những đối tượng SHTT. Do đó, xã hội phải thừa nhận và bảo vệ quyền cho chủ thể sáng tạo, điều này được coi như sự trao đổi lẫn nhau giữa người tạo ra tài sản và những người sử dụng tài sản đó. Sự trao đổi này nhằm hướng tới đạt được cân bằng lợi ích giữa các bên. Đây là bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể trong xã hội trong phân chia các lợi ích thu được từ đối tượng SHTT – sự cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng SHTT với cộng đồng. Đây không phải là sự cân bằng một cách giản đơn, giống hệt nhau mà là sự cân bằng dựa trên sự “đánh đổi lợi ích một cách tương đương”.53 Điều này tạo nên sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính họ, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần

  • Peter S. Menell (1999), Intellectual Property: General Theories, tr. 131 <http://www.dklevine.com/archive/ ittheory. pdf>
  • Phạm Thăng (2005), Quan niệm của Adam Smith về lợi ích kinh tế, Tạp chí Phát triển kinh tế (180).
  • Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 12.

quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.54 Chính sự cân bằng lợi ích mới đảm bảo cho khả năng độc quyền của chủ sở hữu trong sử dụng, khai thác đối tượng SHTT và cộng đồng thừa nhận sự độc quyền này để đổi lấy sự phát triển chung cho toàn xã hội. Sự cân bằng lợi ích trong điều chỉnh pháp luật các quan hệ SHTT không chỉ là nền tảng của pháp luật SHTT, mà còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển nghiên cứu sáng tạo.

Nghiên cứu quan niệm của các trường phái nêu trên, NCS rút ra một số nhận xét về bản chất của bảo vệ quyền SHTT như sau:

Trước hết, bảo vệ quyền SHTT được hình thành từ nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội. Khi phát sinh các nhu cầu mới phục vụ đời sống, con người đã sáng tạo ra các ý tưởng dưới dạng thông tin là kết quả của hoạt động lao động trí tuệ của mình. Các ý tưởng này được vật chất hóa thông qua các sản phẩm hàng hóa trở thành TSTT. Khi đó, các chủ thể sáng tạo có quyền đối với TSTT do mình tạo ra như một quyền tự nhiên của con người. Đây là việc ghi nhận của xã hội trước sự tồn tại của một loại tài sản vô hình (dưới dạng quyền tài sản) cho người sáng tạo ra nó. Do đó, những cá nhân tổ chức không có quyền kiểm soát đối với các tài sản này phải thừa nhận và tôn trọng sự thống trị của người chiếm giữ quyền.

Bản chất pháp lý của bảo vệ quyền SHTT là bảo vệ các quyền tài sản hợp pháp (quyền tư hữu tài sản) và quyền nhân thân của các chủ thể sáng tạo ra các đối tượng quyền SHTT. Ở đây chính là quyền độc quyền khai thác các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng các đối tượng quyền SHTT khi các chủ thể khác trong xã hội được hưởng lợi từ việc sử dụng các đối tượng này.

Bảo vệ quyền SHTT dưới góc độ pháp lý là bảo vệ quyền tài sản (quyền tư hữu đối với TSTT) và quyền nhân thân, quyền độc quyền thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc khai thác, sử dụng các đối tượng quyền SHTT được Nhà nước bảo hộ – bảo vệ quyền pháp lý của chủ thể quyền SHTT. Để bảo vệ quyền SHTT, chủ thể quyền có quyền thực hiện các biện pháp tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan thực thi quyền SHTT kiểm tra, giám sát và phát hiện các hành vi xâm phạm để có chế tài xử lý đối với hàng hoá xâm phạm quyền và các hành vi xâm phạm quyền. Thực tế các quyền này của chủ thể quyền đã được ghi nhận cụ thể tại các công ước về thực thi quyền SHTT và Luật SHTT Việt Nam.

  • Lê Thị Nam Giang (2009), Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội, Tạp chí Khoa học pháp lý (2).
  • Bảo vệ TSTT (quyền SHTT) là một đòi hỏi tất yếu khách quan như một động lực để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, làm ra của cải, vật chất phục vụ sự phát triển của xã hội. Đối với sứ mệnh của cơ quan Hải quan thì hoạt động bảo vệ quyền SHTT góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài.

1.1.2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhận thức được vai trò quan trọng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền SHTT, các nước thành viên của WTO đi đến thống nhất trong TRIPs rằng: các nước thành viên phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ quyền SHTT. Các biện pháp đó bao gồm: (i) biện pháp dân sự; (ii) biện pháp hành chính; (iii) biện pháp hình sự; (iv) các biện pháp kiểm soát biên giới. Để bảo vệ quyền SHTT nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền, các quốc gia đã quy định các biện pháp xử lý xâm phạm quyền đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội mỗi nước.

  • Biện pháp dân sự: Nhà nước bảo hộ quyền SHTT là thể hiện sự công nhận đối với một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) của tổ chức, cá nhân đối với tài sản SHTT và có chế độ bảo vệ tài sản đó như bất kỳ tài sản nào khác. Toà án là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ trật tự công cộng. Biện pháp dân sự là biện pháp do Toà án thực hiện, được áp dụng để giải quyết tranh chấp hay xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo yêu cầu của chủ thể quyền hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Đặc thù của biện pháp dân sự là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận và chế tài bồi thường thiệt hại. Toà án căn cứ vào các tình tiết cụ thể của sự kiện thực tế, nội dung thoả thuận của các bên (nếu có), quy định của pháp luật để ra những quyết định phù hợp. Bằng biện pháp này, chủ thể quyền SHTT có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu hoặc được bù đắp về mặt vật chất cho những xâm phạm đến quyền sở hữu của họ, đáp ứng được lợi ích cơ bản của việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể quyền được nhà nước ghi nhận.
  • Biện pháp hành chính: Một hành vi xâm phạm quyền SHTT không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho người nắm giữ quyền bị xâm phạm đó, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng khác, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. Hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực SHTT và gây ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể quyền, lợi ích của người tiêu dùng và gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội cần phải loại trừ. Do vậy, trong một số trường hợp nhất định, hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể coi là hành vi vi phạm hành chính. Theo nghĩa rộng, có thể hiểu là toàn bộ các thủ tục hành chính, hình thức hay biện pháp xử lý hành chính có thể áp dụng đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đặc thù của biện pháp này là chế tài phạt tiền được áp dụng đối với người
  • phạm và khoản tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước chứ không phải bù đắp thiệt hại cho chủ thể quyền SHTT. Mục tiêu là bảo vệ lợi ích của người thứ ba và của xã hội, cũng chính là gián tiếp bảo vệ quyền SHTT của chủ thể quyền.
  • Biện pháp hình sự: Các hành vi xâm phạm quyền SHTT không chỉ gây thiệt hại cho chủ thể quyền SHTT mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Khi các hành vi xâm phạm quyền SHTT ở mức độ nhất định, được đánh giá là gây nguy hiểm cho xã hội, các chế tài hình sự sẽ được áp dụng tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm gây ra. Áp dụng biện pháp hình sự để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Biện pháp hình sự được áp dụng theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ, bao gồm cả các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác. Chế tài hình sự có hệ thống hình phạt rất đa dạng, bao gồm những hình phạt chính: hình phạt tước tự do (phạt tù) hoặc không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất,…); hình phạt bổ sung,… Đối với pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng những hình phạt như: đình chỉ hoạt động có thời hạn hay vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong những lĩnh vực nhất định.
  • Biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT (một số Điều ước quốc tế gọi là “biện pháp kiểm soát biên giới”): Với nhu cầu phát triển của thương mại quốc tế, hàng hoá xâm phạm quyền SHTT có thể được XK từ quốc gia này để NK vào một quốc gia khác dưới sự kiểm soát của Hải quan. Trên thực tế, các thoả thuận mua bán và phân phối thương mại đối với hàng hoá luôn diễn ra trên bình diện quốc tế, vượt qua khỏi biên giới một quốc gia. Các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau thông qua hoạt động XNK hàng hoá. Chính bởi vậy, biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT còn gọi là biện pháp kiểm soát biên giới – một trong những biện pháp bảo vệ quyền SHTT được tất cả các nước trên thế giới áp dụng.

Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

Khái niệm, đặc điểm của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

Sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kéo theo sự gia tăng không ngừng của các hoạt động thương mại quốc tế với lưu lượng hàng hóa không ngừng gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu giữa các quốc gia. Theo dòng chảy đó, dưới sức ép của quy luật cạnh tranh sẽ xuất hiện các hiện tượng tiêu cực của kinh tế thị trường trong đó có các hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán các loại hàng hóa sử dụng trái phép các đối tượng quyền SHTT nhưng không được phép của các chủ thể sáng tạo. Khi đó, đặt ra vấn đề các quốc gia phải đối mặt với việc ngăn chặn những hàng hóa xâm phạm quyền SHTT từ nước ngoài vào lãnh thổ của mình. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ các nước đã giao quyền kiểm soát hàng hóa XNK giả mạo quyền SHTT cho các cơ quan có thẩm quyền tại biên giới. Chủ thể kiểm soát hàng hóa NK qua biên giới bao gồm các cơ quan, lực lượng được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ, chuyên môn, quản lý, điều hành, xử lý các hoạt động khi hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tại khu vực biên giới, việc quản lý hàng hoá XNK ra, vào lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ đặc thù riêng có của Hải quan. Trong quá trình thực hiện, Hải quan không chỉ bảo vệ chủ quyền và đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia, mà còn tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Mặt khác, Hải quan có trách nhiệm ngăn chặn và xử lý các hành

  • gian lận thương mại liên quan đến phương tiện vận tải, hàng hóa từ bên ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Do đó, Hải quan có nhiều điều kiện để phát hiện và ngăn chặn hàng hoá xâm phạm quyền SHTT. Chính vì vậy, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới của Hải quan đã sớm được công nhận trên quy mô quốc tế, trước khi được ghi nhận chính thức tại Hiệp định TRIPs. Ở các nước trên thế giới, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới do một cơ quan duy nhất thực hiện là cơ quan hải quan. Hải quan là cơ quan nhà nước có chức năng kiểm tra, giám sát, và thông quan đối với hàng hóa XK, NK qua biên giới, đồng thời là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT.

Điều 12 Luật hải quan 2014 quy định: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”. Có thể thấy không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nói đến kiểm soát hàng hoá XNK qua biên giới, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới đều ghi nhận sự vai trò quan trọng và thiết yếu của cơ quan hải quan.

Quyền SHTT là một loại quyền dân sự, do vậy để bảo đảm quyền, lợi ích của mình, chủ thể quyền SHTT có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan Hải quan kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT để có thể phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT của mình trong hoạt động XK, NK. Do đó, chủ thể quyền SHTT đóng vai trò là chủ thể đầu tiên làm phát sinh hoạt động kiểm soát hàng hóa XNK liên quan đến SHTT.

Bên cạnh đó, trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại biên giới, Hải quan cũng phải phối hợp với các lực lượng thực thi như: Công an, Bộ đội Biên phòng; cơ quan Thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công thương,… để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn đối với hàng hóa XNK cần kiểm tra chuyên ngành theo luật định.

Theo đó, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới chủ yếu do cơ quan hải quan thực hiện xuất phát từ nhiệm vụ chính là kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hoá XN, NK, quá cảnh; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới. Để kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể quyền SHTT thì trong quá trình thực thi nhiệm vụ, việc phối hợp giữa Hải quan với chủ thể quyền và cơ quan thực thi, kiểm soát chuyên ngành khác đóng vai trò rất quan trọng.

Về bản chất, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới là việc cơ quan hải quan phối hợp với các bên liên quan sử dụng các biện pháp cần thiết để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT. Hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại biên giới cũng có giới hạn về không gian, thời gian và có sự khác biệt so với bảo vệ quyền SHTT nói chung.

Xét về mặt không gian, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới được giới hạn trong khu vực biên giới. Tuy nhiên, nội hàm của thuật ngữ “biên giới” có phạm vi tiếp cận khác nhau. Theo Luật Biên giới quốc gia, “biên giới quốc gia” được xác định theo biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không”.55 Bảo vệ quyền SHTT tại biên giới chủ yếu liên quan đến khu vực biên giới trên đất liền và trên biển. Tuy nhiên, địa bàn diễn ra hoạt động kiểm soát hàng hóa XK, NK nói chung và hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT nói riêng của Hải quan không chỉ là khu vực có đường biên giới quốc gia mà có thể gồm cả các địa điểm bên trong lãnh thổ quốc gia đó như những khu vực, địa điểm trong nội địa chứa hàng hoá xâm phạm quyền SHTT có nguồn gốc XK, NK. Theo tác giả Phí Đình Mạnh, phạm vi bảo vệ quyền SHTT tại

  • Điều 1, Điều 5 và Điều 6 Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

biên giới là địa bàn diễn ra hoạt động kiểm soát hàng hóa XK, NK của cơ quan hải quan, bao gồm các khu vực: cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không, bưu điện quốc tế, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các khu vực diễn ra hoạt động của cơ quan hải quan ở trên biển, trên sông, trên bộ khi có phương tiện vận tải neo, đậu, di chuyển để vận chuyển hàng hóa được XK, NK, phương tiện vận tải XC, NC, quá cảnh hoặc khu vực có hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển tải, chuyển cửa khẩu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.56 Tại các khu vực này, Hải quan có quyền kiểm tra, khám xét, ngăn chặn và bắt giữ hành vi và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT.

Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới là hoạt động của cơ quan hải quan phối hợp với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật hải quan và pháp luật sở hữu trí tuệ để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành

  • xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó có hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ xảy ra tại các khu vực, địa điểm thuộc phạm
  • địa bàn hoạt động hải quan.”

Khác với hoạt động bảo vệ quyền SHTT nói chung, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới có những đặc điểm mang tính đặc thù. Cụ thể là:

Thứ nhất, về tính chất: Bảo vệ quyền SHTT tại biên giới là hoạt động có yếu tố nước ngoài. Điều này xuất phát từ đặc thù của hoạt động thương mại quốc tế là việc trao đổi, mua bán hàng hoá XNK qua lại giữa các quốc gia được thực hiện tại các khu vực biên giới, cửa khẩu. Khu vực biên giới bao gồm cả biên giới đường bộ, đường biển hay hàng không đều là cửa ngõ trên các tuyến giao thông kết nối các hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia. Vì vậy, hàng hoá được trung chuyển qua các tuyến đường này sẽ thuộc một trong các trường hợp là: hàng hoá NK57 hoặc

  • Phí Đình Mạnh, Luận văn thạc sĩ “Thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Lào Cai”.
  • Hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 là hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

hàng hoá XK.58 Do đó, khi kiểm soát hàng hoá XNK nhằm bảo vệ quyền SHTT tại biên giới, Hải quan kiểm soát đối với hàng hoá XK của nước mình sang các quốc gia khác hoặc hàng hoá NK từ nước ngoài vào nội địa nước mình hoặc được trung chuyển qua lãnh thổ nước mình (quá cảnh).

Thứ hai, về chủ thể: Chủ thể chính thực hiện hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại biên giới là Hải quan – cơ quan duy nhất có quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa XNK liên quan đến SHTT theo Luật SHTT và Luật Hải quan. Bên cạnh đó, chủ thể quyền SHTT là chủ thể đầu tiên làm phát sinh hoạt động kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT tại cơ quan hải quan vì theo quy định của pháp luật, việc áp dụng kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ thể quyền SHTT. Chủ thể quyền SHTT muốn bảo vệ các đối tượng quyền SHTT của mình gắn trên hàng hóa XNK phải đăng ký kiểm soát biên giới tại cơ quan hải quan, yêu cầu Hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT.

Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại biên giới còn có sự tham gia phối hợp của Công an, Biên phòng, các cơ quan chuyên ngành khác.

Thứ ba, về biện pháp: Cơ quan hải quan bảo vệ quyền SHTT tại biên giới thông qua kiểm soát hàng hoá XNK trên cơ sở các biện pháp nghiệp vụ: kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK có nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT. Khi phát hiện hàng hóa XNK xâm phạm quyền SHTT, Hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Thứ tư, về đối tượng bảo vệ: là các đối tượng quyền SHTT đang được bảo bộ tại Việt Nam tạo nên một phần giá trị của hàng hóa XK, NK, đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký kiểm soát biên giới tại cơ quan hải quan.

Cụ thể, đối tượng của hoạt động này là hàng hóa liên quan tới quyền SHTT trong lĩnh vực XNK, gồm có: (i) hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT và (ii) hàng hóa XK, NK là hàng hoá giả mạo về SHTT. Đối tượng là hàng hóa có đấu hiệu xâm phạm quyền SHTT chỉ được cơ quan có thẩm quyền xử lý kiểm tra, giám sát hàng hóa, làm thủ tục hải quan khi có yêu cầu của chủ thể quyền. Hải quan sẽ thông báo cho chủ thể quyền về thông tin, tình trạng hàng hóa được yêu cầu bởi chủ thể quyền. Khi có đủ

  • Hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 là hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật cơ sở khẳng định hàng hóa theo thông báo là xâm phạm quyền SHTT, Hải quan sẽ xem xét đưa ra quyết định để xác minh, thu thập thông tin theo quy định. Với đối tượng là hàng hoá giả mạo về SHTT, Hải quan sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khi phát hiện.

Thứ năm, về phạm vi: Bảo vệ quyền SHTT tại biên giới được thực hiện trong giới hạn phạm vi địa lý nhất định, đó là những khu vực, địa điểm thuộc địa bàn hoạt động hải quan. Địa bàn diễn ra hoạt động kiểm soát hàng hóa XNK nói chung và hàng hóa XNK liên quan đến SHTT nói riêng của Hải quan không chỉ là khu vực có đường biên giới quốc gia mà có thể gồm các khu vực được coi là “lãnh thổ kinh tế” như: khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa XK, NK; khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép XK, NK, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong địa bàn hải quan kiểm soát hàng hóa XK, NK, Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng khác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT tại biên giới và chịu trách nhiệm chính về hoạt động này. Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, Hải quan phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện. Nếu phát hiện vụ việc vi phạm ngoài địa bàn, cơ quan hải quan sẽ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiểu theo những phân tích nêu trên thì bảo vệ quyền SHTT tại biên giới là hoạt động do cơ quan hải quan chủ trì thực hiện, các cơ quan khác tham gia khi Hải quan có yêu cầu phối hợp.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

Chế định pháp luật về bảo vệ quyền SHTT tại Luật SHTT đã ghi nhận hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại biên giới được thực hiện chủ yếu thông qua biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT theo Luật SHTT và Luật Hải quan; trên cơ sở kết quả kiểm soát phát hiện hành vi xâm phạm quyền và hàng hoá xâm phạm quyền tương ứng sẽ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT do Hải quan thực hiện về bản chất là một biện pháp hành chính nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT tại biên giới. Đây không phải là một biện pháp bảo vệ quyền SHTT độc lập mà thực chất là một biện pháp mang tính chất hỗ trợ cho cơ quan Hải quan.

Biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại biên giới của Hải quan. Thông qua kiểm soát hàng hoá XK, NK, Hải quan thu thập được thông tin về hàng hoá có rủi ro, các đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi xâm phạm quyền. Trên cơ sở đó, Hải quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hàng hoá xâm phạm quyền SHTT tại biên giới.

Việc thực hiện biện pháp này là tiền đề, cơ sở để Hải quan xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính. Thông qua kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT, Hải quan phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền và xác định được hành vi xâm phạm quyền SHTT. Trên cơ sở đó, cơ quan hải quan áp dụng biện pháp hành chính để xử lý các vụ việc xâm phạm quyền.

Sự khác biệt cơ bản giữa biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến

SHTT với các biện pháp bảo vệ quyền SHTT khác thể hiện ở nội dung sau:

Về bản chất, kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT là biện pháp hỗ trợ mang tính tiền đề giúp Hải quan có cơ sở để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính. Trong khi đó, các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT khác như: biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp hành chính là những biện pháp bảo vệ quyền SHTT độc lập.

Về phạm vi không gian, biện pháp này được áp dụng tại khu vực biên giới và/hoặc những khu vực có hàng hoá XNK trong lãnh thổ quốc gia được xác định là địa bàn hoạt động Hải quan.59 Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT độc lập khác không bị giới hạn bởi không gian địa lý, có thể áp dụng tại mọi khu vực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bởi vì, hàng hoá xâm phạm quyền SHTT có thể phát hiện ở khâu sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày và mua bán trong nội địa hoặc được XK, NK

  • Địa bàn hoạt động hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Hải quan 2014 bao gồm:
  • Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
  • Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.qua biên giới. Việc áp dụng biện pháp nào tuỳ thuộc vào địa điểm phát hiện, cơ quan phát hiện và phát hiện trong khâu nào của quá trình sản xuất, kinh doanh.

Về đối tượng áp dụng, đối tượng chịu sự tác động của biện pháp hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT là hàng hoá XNK qua biên giới và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XNK hàng hoá. Trong khi đó, đối tượng áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT độc lập khác có phạm vi rộng hơn không bị giới hạn về phạm vi hàng hoá hay tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.

Về chủ thể thực hiện, kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT là biện pháp riêng có mang tính đặc thù của Hải quan, chỉ duy nhất do Hải quan thực hiện. Trong khi đó, việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự do Toà án thực hiện60 và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hình sự có sự tham gia của các cơ quan tố tụng như: cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án.61 Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính, sau khi hàng hóa thông quan, do các cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện như: cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Công an, Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện.

Về căn cứ pháp lý, kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT và xử lý hành

  • xâm phạm quyền SHTT, ngoài việc căn cứ các quy định pháp luật về SHTT, còn tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành tương ứng. Cụ thể, kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT không những chỉ thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật SHTT, Luật Hải quan, mà khi áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hàng giả mạo SHTT còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tương tự, biện pháp hình sự thực hiện theo quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; biện pháp dân sự phải tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự, cụ thể là Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về hậu quả pháp lý, biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT là biện pháp mang tính hỗ trợ cơ quan Hải quan ra quyết định có xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính hay không. Đối với các biện pháp xử lý hành

  • xâm phạm quyền SHTT khác, hệ quả pháp lý là các quyết định hành chính (quyết định xử phạt vi phạm hành chính) hoặc quyết định tố tụng tương ứng (quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra, quyết định không đưa vụ án ra xét xử, quyết định công nhận hoà giải thành hoặc bản án của Toà án).
  • Thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • Thực hiện theo quy định Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

Biện pháp kiểm soát hàng hoá XK, NK được thực hiện thông qua hai biện pháp bao gồm: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT và kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT.

  • Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT:

Biện pháp này được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo rằng tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình làm thủ tục hải quan cho một lô hàng XK hoặc NK, nếu phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền SHTT thì hàng hoá đều có thể được ngăn chặn kịp thời bằng cách bị đình chỉ việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó. Đây là biện pháp đặc thù được Hải quan áp dụng duy nhất đối với hàng hoá xâm phạm quyền SHTT do đó có sự khác biệt so với việc xử lý các hàng hoá XNK thông thường vi phạm. Hàng hoá XNK thông thường vi phạm (có thể vi phạm về thủ tục hải quan hoặc vi phạm về chính sách) sẽ áp dụng quy trình xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự tố tụng hình sự để xử lý. Trường hợp phát hiện hàng hoá XNK xâm phạm quyền SHTT thì xử lý bằng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan như một bước đệm trước khi xác định xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính hay hình sự.

Lý do phương thức xử lý hàng hoá XNK có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT có sự khác biệt so với hàng hoá XNK vi phạm khác theo NCS có lẽ xuất phát từ bản chất của quyền SHTT là quyền tư hữu của tổ chức, cá nhân đối với TSTT. Việc tạm dừng làm thủ tục hải quan trước hết là bảo vệ quyền tài sản của chủ thể quyền, sau đó mới là bảo vệ lợi ích xã hội, cộng đồng. Do đó, nếu họ muốn yêu cầu cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá mà chủ thể quyền cho rằng có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT để bảo vệ quyền SHTT của mình thì họ phải cam kết rằng yêu cầu của mình là đúng và có cơ sở. Minh chứng cho sự cam kết này chính là việc chủ thể quyền phải là nộp một khoản tiền đảm bảo gửi kèm theo Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khi gửi yêu cầu của mình cho cơ quan hải quan.63 Khoản tiền bảo đảm này có ý nghĩa như một bảo lãnh về việc sẵn sàng bồi thường thiệt hại nếu yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan là không đúng.

  • Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Điều 218 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Biện pháp kiểm tra64, giám sát65 để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT.

Đây là biện pháp thực hiện theo đề nghị của chủ thể quyền SHTT nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Biện pháp này đánh dấu sự khởi đầu kiểm soát đối với hàng hoá XNK qua thu thập thông tin về hàng hoá. Để có căn cứ yêu cầu Hải quan bảo vệ quyền SHTT của mình, chủ thể quyền SHTT cung cấp cho Hải quan các thông tin về đối tượng quyền SHTT và hàng hoá cần kiểm soát thông qua việc đăng ký kiểm tra, giám sát hải quan về SHTT.

Hai biện pháp này là cơ sở để Hải quan thực hiện các quy trình nghiệp vụ kiểm soát hàng hoá XNK về SHTT tại biên giới. Căn cứ kết quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hoá XNK liên quan đến SHTT giúp Hải quan phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền, xử lý hành vi xâm phạm và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính.

  1. Xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính

Xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính là một trong những biện pháp xử lý xâm phạm quyền SHTT.66 Đây là biện pháp chế tài được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT khi thực hiện hoạt động kiểm soát hàng hoá XNK tại biên giới. Nhóm hành vi xâm phạm quyền SHTT liên quan trực tiếp đến hoạt động XNK như: hành vi XK, NK và quá cảnh hàng hoá hoặc vật phẩm có chứa các dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT. Các biện pháp xử lý hàng hoá xâm phạm quyền SHTT chủ yếu tập trung áp dụng các hình thức: xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, nội dung đáng lưu ý là chế tài áp dụng đối với hành vi NK hàng hoá xâm phạm quyền SHTT hoặc hàng hoá giả mạo về SHTT luôn ở mức cao nhất về khung tiền phạt, các chế tài về biện pháp khắc phục hậu quả là nghiêm khắc nhất.67 Theo đó, hành vi NK liên quan đến hàng hoá xâm phạm quyền SHTT và giả mạo về SHTT gấp 1,2 lần so với các hành vi xâm phạm quyền khác như: sản xuất, buôn bán hoặc vận chuyển. Các biện pháp khắc phục hậu quả chủ yếu được áp dụng đối với

  • Kiểm tra hải quan theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Hải quan 2014 là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
  • Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
  • Được ghi nhận tại Chương XVIII Phần thứ Năm “Bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ”, Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Khoản 13 Điều 10, khoản 13 Điều 11, khoản 10 Điều 12 và khoản 7 Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

hàng hoá XNK xâm phạm quyền SHTT tại biên giới là: buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu huỷ yếu tố vi phạm hoặc buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm.

MÃ ĐỀ TÀI 012

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *