Nội dung phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị

Phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo an ninh lương thực, ổn định văn hóa xã hội. Việc xây dựng nội dung phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị có tính chất quan trọng trong hoạch định chính sách phát triển ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp tại vùng đô thị ở mỗi vùng sẽ có những lợi thế và chức năng khác nhau. Do vậy cần có nội dung phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị phù hợp với từng vùng. Nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị có sự thống nhất bởi tính tất yếu của sự phát triển và khách quan do các điều kiện vật chất quy định. Phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị cần thể hiện các nội dung sau:
Phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị về lượng là gia tăng quy mô, sản lượng sản xuất nông nghiệp, tăng mức sản lượng bình quân trên đầu người (thường một năm). Sản lượng nông nghiệp đạt được nhờ sự phân bổ và kết hợp sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp theo chiều rộng và sâu.
Trồng trọt bao gồm:
+ Trồng cây hằng năm (lúa, cây lương thực có hạt, cây lấy củ có chất bột; thuốc lá, thuốc lào; cây lấy sợi; cây có hạt chứa dầu như lạc, vừng, thầu dầu, rum, mù tạt, hướng dương để lấy hạt; rau, đậu các loại; hoa; nấm, cây cảnh hằng năm).
+ Trồng cây lâu năm (cây ăn quả, cây lấy quả chứa dầu như dừa, dầu cọ, oliu,..;
điều; hồ tiêu; cao su; chè; cây dược liệu, hương liệu lâu năm như hoa nhài, hồi, ý dĩ, tam thất, sâm, sa nhân,… trừ quế và thảo quả; cây gia vị lâu năm như đinh hương, vani,…; cây cảnh lâu năm và các cây khác như cau, trầu không, dâu tằm, trôm).
+ Nhân và chăm sóc cây giống cây hằng năm, cây lâu năm.
+ Một trong những hình thức của nông nghiệp tại vùng đô thị là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, luận án đi phân tích thực trạng phát triển trồng rau an toàn tại một số hộ thuộc khu vực đô thị tỉnh Thái Nguyên. Theo Điều 2 Thông tư số 59/2012/TTBNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 09/11/2012 quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn: “Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được Sở NN&PTNT phê duyệt hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định”.
Chăn nuôi bao gồm:
+ Nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất giống gia súc, gia cầm, bao gồm cả hoạt
động sản xuất tinh dịch gia súc; sản xuất sữa nguyên chất từ gia súc; ấp trứng.
+ Nuôi khác: nuôi ong, nhân giống ong và sản xuất mật ong; nuôi tằm và sản xuất kén tằm
+ Sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi
+ Luận án đi phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học gắn với tiêu thụ đầu ra sản phẩm.
Dịch vụ nông nghiệp bao gồm:
Là hoạt động chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí hoặc hợp đồng.
+ Dịch vụ trồng trọt: Xử lý cây trồng; phun thuốc bảo vệ thực vật; phòng chống sâu bệnh cho cây trồng; kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng; cắt, xén, tỉa cây
lâu năm; làm đất, gieo cấy, sạ, thu hoạch; kiểm soát sinh vật gây hại trên cây trồng; kiểm tra hạt giống, cây giống; cho thuê máy nông nghiệp kèm người điều khiển; hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.
+ Dịch vụ chăn nuôi: Thúc đẩy việc nhân giống, tăng trưởng và sản xuất sản phẩm; kiểm tra vật nuôi, chăn dắt, cho ăn, thiến hoạn gia súc, gia cầm; rửa chuồng trại, lấy phân; cắt xén lông cừu; chăn thả, cho thuê đồng cỏ, nuôi dưỡng và thuần dưỡng thú; phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột gia súc và các hoạt động có liên quan.
+ Dịch vụ sau thu hoạch: Làm sạch, phân loại, sơ chế, phơi, tỉa hạt bông, sơ chế
thô thuốc lá thuốc lào, bóc vỏ lạc, cà phê,..; tách hạt ngô,…
+ Xử lý hạt giống để nhân giống: Loại bỏ hạt giống không chất lượng bao gồm
phơi khô, làm sạch, phân loại, bảo quản (không bao gồm sản xuất hạt giống).
a) Phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị về lượng
+ Tăng quy mô, sản lượng: Sự gia tăng sản lượng nông nghiệp của nền kinh tế và mức gia tăng sản lượng bình quân trên một đầu người là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của sản xuất nông nghiệp, điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất cho người dân và thực hiện các mục tiêu khác của phát triển.
Quy mô sản lượng nông nghiệp là tiêu thức phản ánh kết quả hoạt động SXNN. Sản lượng nông nghiệp đạt được nhờ sự phân bổ và kết hợp sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Sản lượng cao hay thấp thể hiện quy mô lớn hay bé của nền SXNN. Trong lịch sử ngành nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp gia tăng cơ bản nhờ
mở rộng sử dụng các nguồn lực – phát triển theo chiều rộng và nâng cao hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực – phát triển theo chiều sâu. Quy mô sản xuất nông nghiệp hay tổng sản lượng nông nghiệp là lượng sản phẩm nông nghiệp được tạo ra trong thời gian nhất định.
+ Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tại vùng đô thị: Giá trị SXNN là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong thời gian nhất định. GTSX ngành nông
nghiệp bao gồm kết quả hoạt động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Giá trị SXNN là chỉ số biểu hiện rõ nhất kết quả của các hoạt động SXNN, cho phép đánh giá được tốc độ phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị.
Để tạo ra lượng giá trị lớn từ hoạt động SXNN, bên cạnh với việc lựa chọn các loại hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thì việc tăng năng suất nông nghiệp trong điều kiện sử dụng hạn chế các nguồn lực có ý nghĩa quyết định.
+ Tăng trưởng các ngành trong nội bộ nông nghiệp tại vùng đô thị: nông
nghiệp tại vùng đô thị phát triển phụ thuộc vào tình hình phát triển của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Do vậy thay đổi năng lực sản xuất của các ngành này sẽ tác động tới năng lực sản xuất chung của toàn ngành nông nghiệp và do đó sản lượng sẽ thay đổi. Ngành nào có điều kiện thuận lợi hơn sẽ đóng vai trò chủ đạo trong SXNN.
Tăng trưởng chung của nông nghiệp tại vùng đô thị phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của từng ngành trong nội bộ. Những ngành có tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn giữ vai trò quyết định chi phối và còn được coi là ngành đầu tàu. Nhưng nếu là những ngành tỷ trọng lớn, nhưng tụt hậu hơn sẽ tác động xấu tới tăng trưởng chung. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị phải xác định được ngành có vai trò chủ đạo tác động lớn tới tăng trưởng chung, từ đó có chính sách thúc đẩy thích hợp.
b) Phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị về chất
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong các chỉ số thể hiện trình độ phát triển của nền nông nghiệp. CDCCKT nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị chính là sự thay đổi các bộ phận và yếu tố của SXNN trên cơ sở kết hợp các yếu tố đầu vào có trình độ kỹ thuật công nghệ canh tác cao và hiện đại, có xu thế tăng dần và chiếm phần chi phối, từ đó thay đổi tỷ trọng các yếu tố đầu ra trong đó các bộ phận cấu thành.
+ Hoàn thiện tổ chức SXNN. Hệ thống tổ chức SXNN có sự tham gia của “4 nhà” (Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nông) liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu, thực nghiệm, tổ chức sản xuất để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Tổ chức sản xuất theo nội dung nào sẽ quyết định mức sản lượng đầu ra hay quy mô SXNN. Kinh tế nông nghiệp phát triển từ thuần nông lên nông nghiệp tại vùng đô thị yêu cầu phải có hình thức tổ chức SXNN tương ứng, tổ chức SXNN giúp nông nghiệp phát triển đúng hướng và giúp cho việc hình thành các loại hình SXNN (kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, liên doanh liên kết trong sản xuất nông nghiệp…) hợp lý trong điều kiện kinh tế thị trường. Tạo lập và duy trì liên kết: nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, ngân hàng để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quá trình chuyển đổi nội dung tổ chức sản xuất sẽ đảm bảo cho nguồn lực được phân bổ và sử dụng trong SXNN một cách hiệu quả hơn, kết quả là năng suất và sản lượng nông nghiệp tăng lên.
+ Tăng năng suất nông nghiệp: Năng suất nông nghiệp bao gồm năng suất lao động, năng suất đất, năng suất cây trồng, vật nuôi, trong đó năng suất lao động có vai trò quyết định. Năng suất lao động trong nông nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ sử dụng lao động trong lĩnh vực này. Gia tăng năng suất lao động tạo điều kiện thực hiện CDCCKT nông nghiệp và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.
Tăng năng suất nông nghiệp trước hết phải tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất và nước), lao động và vốn; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, kết hợp với tăng cường áp dụng KHCN, các biện pháp thâm canh tăng năng suất. Chỉ có tăng năng suất mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp. Việc tăng năng suất này phải được thực hiện một cách ổn định.
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Phát triển mô hình nông nghiệp tại vùng đô thị đòi hỏi nhiều chủ thể sản xuất tham gia tích cực. Các chủ thể sản xuất ở đây được nói đến là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác và doanh nghiệp nông nghiệp. Với tính chất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tự nhiên, xã hội mang đậm nét văn hóa truyền thống thì sự tồn tại của các chủ thể nêu trên cùng tồn tại là hợp lý, thể hiện tính linh hoạt và khả năng thích ứng trong phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới. Việc tận dụng được các thế mạnh của từng chủ thể sản xuất sẽ mang hiệu quả cao theo ý muốn của nhà quản lý trong phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị.
Mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đa phần ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị là phải thay đổi hình thức SXNN hợp lý, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên và chất thải để hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Một trong những đặc điểm của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị là quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường.
Ở đô thị tồn tại phổ biến một số hình thức tổ chức sản xuất sau:
a) Hộ nông dân (nông hộ)
Hộ gia đình nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, có đất đai, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình. Sản xuất của hộ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường [72].
Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình nông dân [37]:
+ Về đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông.
+ Về vốn, đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích luỹ thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất.
+ Về lao động, chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Sức lao động của nông hộ không phải hàng hóa mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình.
+ Kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống.
+ Quy mô sản xuất (đất đai, vốn, lao động) rất nhỏ bé.
b) Trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường [42].
– Các đặc trưng chủ yếu của trang trại:
+ Mục đích của trang trại là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu của người chủ độc lập.
+ Trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Trang trại thường thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và thời vụ).
+ Trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường.
+ Chủ trang trại là người có kiến thức, có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu thị trường và trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh tại trang trại.
– Các tiêu chí định lượng để xác định là trang trại:
Từ năm 2019 trở về trước, theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về “Tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại”, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
Đối với cơ sở trồng trọt: phải có diện tích trên mức hạn điền (3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại) và giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm;
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên;
Năm 2020, theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm
2020 của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về “Tiêu chí kinh tế trang trại”, cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên; trang trại Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn [1].
Doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh nông nghiệp.
Doanh nghiệp nông nghiệp có các đặc trưng cơ bản sau đây:
– Hoạt động tuân theo luật doanh nghiệp.
– Được sự hỗ trợ của các chính sách dành cho doanh nghiệp và các chính sách đặc thù khác của ngành nông nghiệp.
Hợp tác xã
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 nông dân, hộ gia đình nông nghiệp tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.
Hợp tác xã nông nghiệp có những đặc điểm sau [5]: HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể họat động trong lĩnh vực nông nghiệp; Được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; Là một tổ chức kinh tế của nông dân, có đặc trưng gắn với hộ dân.
Hiện nay, HTX nông nghiệp còn giúp nông dân tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất; HTX nông nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ
thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn; HTX nông nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người dân; HTX nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị
Không gian đô thị
Không gian đô thị bao gồm các vật thể kiến trúc, cây xanh, mặt nước và hoạt động chăn nuôi trồng trọt thích hợp trong môi trường đô thị có tác động trực tiếp đến cảnh quan đô thị [49]. Có thể xem không gian nông nghiệp tại vùng đô thị bao gồm cảnh quan đô thị truyền thống và cảnh quan đô thị sản xuất.
Các đô thị như một sinh vật sống, có sự phát triển, thay đổi, mở rộng, định hình lại và có cấu trúc tái sinh. Khu dân cư và không gian đô thị là thành phần quan trọng của cấu trúc này. Không gian đô thị là không gian mở, nơi tất cả mọi người có thể tiếp cận dễ dàng một cách miễn phí. Công viên cây xanh, một khu chợ, một khu phố đi bộ, phần kết nối đô thị như đường phố, vỉa hè, đường đi dạo, bến đợi xe bus và một số phần ven hồ, ven sông cũng được coi là không gian đô thị. Khi không gian đô thị được
đảm bảo không những đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân đô thị và ven đô mà còn tạo lập cảnh quan, cải thiện khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Không gian đô thị là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của địa phương.
Các công trình kiến trúc, kỹ thuật ở đô thị chi phối ảnh hưởng đến cảnh quan từ đó ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Các đô thị ngày càng tìm cách thích nghi sử dụng đất ở khu vực đô thị để giải quyết nhu cầu về quy mô và mục tiêu đa dạng của nông nghiệp tại vùng đô thị trong một số mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp tại vùng đô thị như trang trại, HTX.
Việc kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước, hệ thống giao thông hiện tạo ra không gian nối kết liên thông trong đô thị, cải thiện môi trường đô thị từ đó phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị.
Đô thị hóa và công nghiệp hóa:
Công nghiệp hóacông nghiệp hóa và đô thị hóa là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Đô thị hóa là sự gia tăng không gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp tại một khu vực.
Biểu hiện của công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự gia tăng dân số đô thị; phát triển các công trình công nghiệp, khu chế xuất, khu dịch vụ và các công trình hạ tầng cơ sở của đô thị; mở rộng diện tích các đô thị và xây dựng các khu đô thị mới.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tác động cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Công nghiệp, dịch vụ phát triển, nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm tăng nhanh, trở thành yếu tố kích thích nông nghiệp tại vùng đô thị phát triển. Thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nông dân được cải thiện, có tích luỹ, tạo điều kiện mở rộng tái đầu tư phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Song quá trình công nghiệp hóacông nghiệp hóa, đô thị hóa cũng khiến nông nghiệp tại vùng đô thị đứng trước sức ép rất lớn của việc giảm diện tích đất canh tác, của tình trạng vừa dư thừa và vừa thiếu hụt lao động và vấn đề ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt…
Các quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch đô thị của địa phương ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Đó là cách bố trí, sắp xếp tổ chức lãnh thổ phát triển SXNN cùng với các ngành kinh tế khác theo một hệ thống phân bổ hợp lý. Quy hoạch phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị trước hết là quy hoạch đất đai, bố trí, sắp xếp sử dụng đất đai hợp lý. Phát huy các thế mạnh về khí hậu, nước, giống cây trồng, vật nuôi, tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường sản xuất. Quy hoạch phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị góp phần phát triển nền nông nghiệp tại vùng đô thị toàn diện, cân đối hài hòa với phát triển kinh tế xã hội.
Khi quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch đô thị của tỉnh phù hợp với thực tiễn và tổ chức thực hiện quy hoạch sẽ khai thác được lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tận dụng được nguồn nhân lực và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi cao; giá trị sản xuất tạo ra trên một đơn vị diện tích càng lớn. Ngược lại khi quy hoạch không phù hợp thì việc tổ chức thực hiện kém sẽ dẫn đến sản xuất tràn lan kém hiệu quả.
Đầu tư công của chính quyền địa phương
Đầu tư được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn được đặt vị trí hàng đầu và dành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa như hiện nay phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị đang được quan tâm. Đầu tư công của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị.
Trong phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị luận án sẽ xem xét đến chính quyền địa phương có đầu tư cho các hoạt động trồng cây xanh, trồng cây ven đường, trồng cây tại khu vực công cộng hay không. Và thông qua các hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, giết mổ gia súc gia cầm; hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi…
Vốn đầu tư là toàn bộ nguồn lực tài chính để xây dựng, nâng cấp, làm tăng hoặc duy trì cơ sở vật chất cho nông nghiệp tại vùng đô thị. Quy mô và chất lượng vốn, việc cung cấp và khả năng tiếp cận vốn đóng vai trò quan trọng để thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, hiện đại hóa công cụ lao động, hệ thống thủy lợi, áp dụng các quy trình kĩ thuật sản xuất mới, mở rộng quy mô cũng như trình độ sản xuất. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị [36].
Yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại vùng đô thị tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển.
Khoa học kỹ thuật công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thể hiện tập trung ở các nội dung như: cơ giới hóa, thuỷ lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hoá và sinh học hoá [59].
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ là ứng dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến trong chọn tạo giống mới; chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng hệ thống thiết bị tự động, điều khiển từ xa; chế biến phân bón vi sinh cho cây trồng, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, bảo vệ thực vật; công nghệ tự động trong thuỷ lợi, công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản, công nghệ xử lý chất thải bảo vệ môi trường.
Nhờ nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp tại vùng đô thị có thể tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, khắc phục được những hạn chế của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, mở rộng khả năng phân bố sản xuất, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó các kỹ thuật công nghệ được áp dụng xử lý chất thải tạo ra vòng nông nghiệp tuần hoàn. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, cải thiện thu nhập và quan trọng nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trong bối cảnh hiện nay việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và phát triển thương hiệu; kỹ năng bán hàng trên nền tảng số; xây dựng, phát triển hệ thống bán hàng online nhằm nâng cao xúc tiến thương mại cho các đơn vị hoạt động nông nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp kể từ đầu năm 2020 đã kéo theo những đứt gãy, gián đoạn của các chuỗi cung ứng và thương mại ở bình diện toàn cầu. Hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể, hình thức mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến ngay cả với các sản phẩm nông sản. Như vậy việc các phương tiện truyền thông và vận tải sẽ ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ kinh doanh của các sản phẩm nông nghiệp tại vùng đô thị.
Yếu tố điều kiện tự nhiên cơ sở hạ tầng
 Vị trí địa lý
Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp tại vùng đô thị nói riêng. Nó có ý nghĩa quyết định đến hướng chuyên môn hóa, đến trình độ, quy mô và hiệu quả sản xuất của nông nghiệp tại vùng đô thị. Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm lương thực đặc trưng như lúa gạo, ngô… Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới
Đô thị đặc trưng bởi độ “đông đặc” về dân cư, cơ sở công nghiệp, dịch vụ và sự hoàn thiện về kết cấu hạ tầng. Vì vậy, nông nghiệp tại vùng đô thị có lợi thế đặc biệt về thị trường tiêu thụ, về khả năng ứng dụng KH – CN. Song đô thị càng phát triển, giá đất ngày càng tăng, đất nông nghiệp và lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, nông nghiệp tại vùng đô thị phải chọn lọc những nông sản có giá trị, có tính đặc thù và áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh cao vào sản xuất.
Sự khác nhau về vị trí đất đai, như xa hay gần trung tâm đô thị cũng có thể dẫn đến lợi nhuận thu được khác nhau. Độ lớn của đô thị sẽ quy định kích thước của các vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị. Quy mô đất nông nghiệp có sự chênh lệch lớn giữa nội thành và ngoại thành cũng dẫn đến quy mô canh tác khác nhau.
b. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, hệ thống phân phối nông sản. Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Nếu cơ sở hạ tầng được trang bị hiện đại, đồng bộ, được xây dựng và phân bố hợp lý sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, giao dịch; thúc đẩy lưu thông, mở rộng thị trường tiêu thụ; tạo điều kiện ứng dụng hiệu quả các biện pháp thâm canh và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và ngược lại.
c. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm có hệ thống thủy lợi, khuyến nông, trạm, trại giống, các cơ sở chế biến, giết mổ, thu gom nông sản. Các công trình trên cũng tạo động lực
cho nông nghiệp tại vùng đô thị phát triển. Nơi nào có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì sẽ cung ứng kịp thời vật tư, nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp tại vùng đô thị; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Nơi nào cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo và lạc hậu thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp.
Yếu tố chính sách
a. Chính sách nông nghiệp
Thể chế nông nghiệp là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể nông nghiệp, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp. Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể hiện sự tác động, can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định [21].
Nông nghiệp tại vùng đô thị là loại hình sản xuất mới và mang tính đặc thù của từng đô thị nên rất cần có những thể chế, chính sách để tạo đà, tạo thế cho nông nghiệp tại vùng đô thị hình thành và phát triển. Thể chế và chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất – kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của khu vực đô thị, thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị theo hướng hàng hóa (theo yêu cầu của thị trường). Thể chế và chính sách không đúng đắn, không thích hợp nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị.
b. Chính sách về thu hút đầu tư
Điều này thể hiện rõ ở chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư liên quan đến nông nghiệp và nông nghiệp tại vùng đô thị. Những chính sách này tác động đến mỗi địa phương là khác nhau bởi mỗi địa phương có một tiềm năng, thế mạnh riêng. Nếu địa phương nào thực hiện hiệu quả chính sách về thu hút đầu tư thì địa phương đó có điều kiện thu hút được nhiều nhà đầu tư đến, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị nói riêng và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung.
c. Chính sách xã hội khác
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã nêu: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi
giai đoạn phát triển”. Đảng ta đã xác định: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết tham gia”. Như vậy, trong phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị thực hiện chính sách xã hội chính là quá trình cụ thể hóa quyền nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Thực hiện tốt chính sách xã hội phần nào bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển, hướng tới sự công bằng, tiến bộ xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.
Liên kết phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của địa phương
Liên kết phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị bao gồm nhiều mối liên kết như: liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp; giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân; giữa ngành nông nghiệp của địa phương với các ngành kinh tế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại vùng đô thị; giữa các vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác trong vùng, cả nước và quốc tế. Điều này ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Khi mối liên kết trong sản xuất và phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị được đẩy mạnh sẽ góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh mở rộng quy mô, hình thành nên các vùng hàng hóa tập trung để thu hút doanh nghiệp đầu tư và kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất sẽ huy động được nguồn lực, kinh nghiệm vào phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị.
Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội và cả các thách thức. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho nông nghiệp cả nước trong đó có các địa phương như thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng; tiếp thu nghiên cứu khoa học tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các nước có nền nông nghiệp phát triển; tiếp cận được nhiều giống cây, con có năng suất cao. Bên cạnh đó, thách thức gặp phải là thực hiện các cam kết về thương mại hàng nông sản như mở cửa thị trường nội địa cho nông sản các quốc gia có cùng chủng loại, vấn đề thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu năng lực hội nhập của ngành nông nghiệp ở địa phương cao sẽ nắm được các cơ hội, ngược
lại nếu năng lực yếu kém sẽ không tận dụng được cơ hội mà khó phát triển.
Yếu tố nhận thức của chủ thể tham gia nông nghiệp tại vùng đô thị
Nhận thức là quá trình qua đó cá nhân sắp xếp là lý giải những ấn tượng cảm giác của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình huống cụ thể. Phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị là hoạt động phát triển khác so với phát triển nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp truyền thống. Mà đối tượng tham gia phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị là những người dân không chỉ sống ở đô thị mà còn là những người dân ở khu vực ngoại thị, hay chính những người có nguồn gốc là người nông dân; và các lao động thuộc các đơn vị sản xuất như trang trại, doanh nghiệp và HTX. Các cá nhân khác nhau có thể nhìn nhận và hiểu vấn đề theo nhiều cách khác nhau và thực tế không ai nhìn thấy được hiện thực. Chúng ta chỉ diễn giải những gì chúng ta nhìn thấy và gọi nó là hiện thực. Phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị chịu ảnh hưởng của nhận thức và thái độ của người tham gia vào hoạt động phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Đó là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực còn tùy vào từng đối tượng, khu vực. Nhận thức của người dân và kiến thức, kỹ năng của họ sẽ ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Có thể họ sẽ cho rằng nông nghiệp tại vùng đô thị là thân thiện với môi trường hay khi tham gia vào hoạt động trồng trọt hay chăn nuôi giúp họ có cảm giác an toàn với thực phẩm sạch, giảm chi phí. Đối với các đơn vị như trang trại, HTX hoạt động phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị còn tận dụng được chất thải hữu cơ làm phân hữu cơ. 2.1.5.7. Yếu tố xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 quy định về xúc tiến thương mại như sau: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. Mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân hiệu quả hơn. Khi hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm càng nhiều, chương trình xúc tiến ngày càng đa dạng, mở rộng đến các địa phương sẽ góp phần mạnh vào tăng trưởng thương mại nói chung và phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị nói riêng.
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là nhân tố tích cực thúc đẩy nông nghiệp tại vùng đô thị phát triển. Thị trường tiêu thụ vừa góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất, vừa có tác dụng điều tiết sản xuất, lại vừa tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp [75].
Nhu cầu của thị trường giúp xác định được số lượng, chủng loại và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Sự phản ứng của thị trường là nhân tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn, phát triển các nông sản có giá trị hàng hóa cao, nhu cầu thị trường lớn và dần loại bỏ các sản phẩm có giá trị thương phẩm thấp.
Thị trường đô thị là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng vì có mạng lưới giao thông, bưu chính – viễn thông hoàn chỉnh; hệ thống phân phối hàng hóa phong phú, đa dạng (siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ truyền thống); các cơ sở chế biến phát triển rộng khắp; dân đông, lượng khách vãng lai nhiều; thu nhập của người dân có xu hướng ngày càng cao; sức tiêu thụ hàng hóa lớn. Song những yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng khắt khe hơn. Do vậy, thị trường đô thị vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nông nghiệp tại vùng đô thị.
MÃ ĐỀ TÀI 013
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *